Đối tượng dễ mắc bệnh gout

Gout thường được gọi là “căn bệnh nhà giàu” vì muốn chỉ nhóm đối tượng hay mắc phải là những người ăn nhiều, thừa cân và thừa chất. Tuy nhiên giờ gout là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai, độ tuổi và giới tính nào. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh gout.

Nam giới sau 40 tuổi

Trong số những người mắc bệnh gout, có hơn 80% là nam giới trên 40 tuổi. Các nhà khoa học giải thích rằng điều này có thể do nam giới thường xuyên tiêu thụ nhiều protein động vật, đặc biệt là từ các nội tạng động vật. Họ cũng ít vận động, thường xuyên uống rượu và hút thuốc, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout so với phụ nữ và những người có lối sống khác.

Phụ nữ tuổi mãn kinh

Dù không phổ biến như nam giới ở độ tuổi trung niên, nhưng phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gout do một loạt thay đổi xảy ra trong cơ thể, bao gồm sự rối loạn chuyển hóa axit uric. Đặc biệt, giảm mạnh hormone estrogen – hormone quan trọng giúp thận tiết axit uric ra khỏi cơ thể, cộng với việc ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hoặc thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên xào giàu mỡ cũng tăng khả năng mắc bệnh gout.

Người bị thừa cân, béo phì

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn năm lần so với những người bình thường. Lý do là cơ thể của họ tích tụ quá nhiều mỡ, làm cho việc loại bỏ axit uric chậm hơn so với việc chúng tích tụ trong máu. Hơn nữa, những người béo thường ưa thích ăn các món ăn giàu đạm và chiên xào, điều này khiến tình trạng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị gout

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout

Khoa học hiện đại đã xác định được năm loại gen liên quan đến bệnh gout và hầu hết chúng có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, nếu trong gia đình có một người mắc bệnh gout, đặc biệt là ông bà, bố mẹ, khả năng con cái mắc bệnh gout là rất cao.

Người ăn uống không khoa học

Như đã đề cập trước đó, hiện nay bệnh gout không chỉ xuất hiện ở tầng lớp giàu có, mà có thể ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Người ăn uống không khoa học là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh gout. Ví dụ, sinh viên thường có thói quen ăn uống thiếu cân nhắc, dựa vào sức khỏe trẻ tuổi và thường xuyên kiêng khem hoặc ăn uống không đều đặn, và đàn ông thường có thói quen uống rượu nhiều, tiêu thụ bia rượu liên tục, đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh gout.

Gout ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể, nhưng hãy luôn cảnh giác, không để bệnh trở nên nặng nề, gây đau đớn và tốn thời gian, công sức mà không thể chữa khỏi.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout, cần duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Nếu bạn thuộc nhóm người dễ mắc bệnh gout, hãy tích cực thay đổi thói quen sống và ăn uống của mình để cải thiện tình trạng bệnh gout.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận