Giấc ngủ sinh lý quan trọng thế nào với sức khỏe?

vai trò của giấc ngủ sinh lý

Tác dụng của giấc ngủ sinh lý với làn da, sắc đẹp, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân gần đây được giới chuyên gia liên tục bàn luận và khẳng định. Bởi vậy, với những người đang gặp tình trạng mất ngủ, việc khôi phục giấc ngủ sinh lý là vô cùng quan trọng. Biện pháp được khuyến cáo là sử dụng các tinh chất thiên nhiên, giúp cải thiện giấc ngủ từ gốc. Không nên lạm dụng các loại thuốc an thần gây ngủ để tạo ra những giấc ngủ “cưỡng ép”, phi sinh lý.

vai trò của giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người

Giấc ngủ sinh lý là gì?

Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu “trẻ hóa” khi tỷ lệ những người tuổi 15 – 30 bị mất ngủ gia tăng nhanh. Theo thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM, mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khám cho khoảng 400 trường hợp rối loạn giấc ngủ, trong đó chủ yếu là mất ngủ, con số này cao gấp 4 lần so với 2, 3 năm trước.

Tỷ lệ người bị mất ngủ đang ngày càng gia tăng, khiến số lượng người sử dụng thuốc an thần gây ngủ, “cưỡng ép” giấc ngủ không ngừng tăng lên. Sự ra đời của thuật ngữ giấc ngủ sinh lý nhằm để phân biệt với giấc ngủ phi sinh lý do sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ. Giấc ngủ sinh lý dùng để chỉ những giấc ngủ tự nhiên, theo đúng nhịp sinh học của cơ thể.

Sự khác biệt của giấc ngủ sinh lý và giấc ngủ phi sinh lý nằm ở chất lượng của giấc ngủ. Giấc ngủ sinh lý mang đến cho người ngủ cảm giác thoải mái, hưng phấn khi tỉnh dậy. Ngược lại, những giấc ngủ “cưỡng ép” do thuốc an thần gây ra sẽ khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, lúc thức dậy vẫn có thể vẫn “thèm ngủ”, cơ thể mệt mỏi và tinh thần kém minh mẫn…

Vai trò quan trọng của giấc ngủ sinh lý

Sử dụng thuốc an thần để tạo giấc ngủ phi sinh lý sẽ dễ khiến người dùng bị nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc, bạn rất khó bỏ nó, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung. Vì thế, cải thiện mất ngủ không phải là đưa con người vào trạng thái ngủ mà phải làm sao để có giấc ngủ sâu và ngủ đủ, sáng dậy có tinh thần sảng khoái, tức là đưa người bệnh mất ngủ quay về với giấc ngủ sinh lý, từ đó mới có thể phát huy tối đa tác dụng của giấc ngủ sinh lý với sức khỏe nền tảng của người bệnh.

Cụ thể, tác dụng của giấc ngủ sinh lý không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng nuôi dưỡng da, phòng ngừa suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ đột quỵ và hàng loạt bệnh tật khác.

Vai trò quan trọng của giấc ngủ sinh lý
Giấc ngủ sâu giúp cơ thể được phục hồi và phòng ngừa nhiều bệnh

Sau một ngày làm việc, cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Ví dụ, đối với gan, từ 1 giờ đến 3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại, vì thế trong khoảng thời gian này càng ngủ sâu thì càng có tác dụng giúp gan hoàn thành việc loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Vì thế, vai trò của giấc ngủ sinh lý rất quan trọng đối với sức khỏe nền tảng. Để duy trì và “xây dựng” tốt giấc ngủ sinh lý, bạn nên giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, tạo môi trường sống lạc quan, vui vẻ… để giảm thiểu sự tăng sinh gốc tự do. Bạn cũng nên tập thói quen ngủ đúng giờ, thời gian ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, đồng thời bổ sung các chất chống gốc tự do để não bộ được chăm sóc một cách tối ưu nhất.

Theo matngukeodai.com

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận