Thiếu máu não do nhiều nguyên nhân, trong đó chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng này. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học là yếu tố rất quan trọng để tăng cường máu lên não. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh lý thì dưới đây là các nhóm thực phẩm bổ dưỡng mà bạn không nên bỏ qua.
Cá biển là thực phẩm cải thiện thiếu máu não
Trong các loại cá biển có chứa hàm lượng cao Omega-3, đây là một hợp chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Omega-3 có tác dụng tốt đối với não bộ và tim mạch, giúp tăng lưu lượng máu lên não, giảm nồng độ beta amyloid – chất gây ra các tổn thương tại não bộ.
Các loại cá nên ưu tiên sử dụng gồm có: cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi,… Tuy nhiên, do đây là các loại cá biển, có khả năng bị nhiễm chì, thủy ngân nên người bệnh không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/tuần trong thực đơn.
Các loại rau màu xanh đậm cải thiện thiếu máu não
Theo các chuyên gia, bị thiếu máu não nên ăn nhiều hơn với các loại rau có màu xanh đậm như rau cải bina, cải xoăn, súp lơ, cải bó xôi,… Bởi các loại rau này thường giàu beta carotene, folate, vitamin B,.. cùng một số loại dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe của não bộ. Cùng với việc làm giảm các triệu chứng cũng như tình trạng thiếu máu lên não, rau xanh còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm trí nhớ tại não bộ.
Trứng giúp cải thiện thiếu máu não
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong trứng có chứa nhóm các vitamin B như B6, B12, B9 giúp ngăn ngừa teo não, làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, tăng lưu lượng máu lên não. Đồng thời, trứng cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt cho cơ thể.
Trứng là loại thực phẩm không quá đắt và dễ chế biến. Do đó, bạn có thể dễ dàng biến tấu với thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng sử dụng đối với các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa mạch máu não,… hoặc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid máu,…
Về số lượng, người lớn bình thường có thể ăn 3 – 4 quả/tuần, còn với những đối tượng kể trên thì chỉ nên ăn 1 – 2 quả/tuần.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện thiếu máu não
Không chỉ tốt cho não bộ mà các loại ngũ cốc nguyên hạt còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch của người sử dụng. Với lợi thế chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa cùng các vitamin, ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu cho não bộ, giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch và mỡ máu tăng cao.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt mà người bệnh nên sử dụng gồm có lúa mạch, kê, ngô, hạt mè,…
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành giúp cải thiện thiếu máu não
Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu nành là thích hợp với việc tăng tuần hoàn cho máu, giảm nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ tại não bộ.
Ngoài ra, nhóm các chất chống oxy hóa trong đậu nành có tên gọi là polyphenol còn giúp cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình mất nhận thức với người cao tuổi.
Thịt bò tốt cho người thiếu máu não
Thịt bò là thịt đỏ có chứa hàm lượng rất cao protein, sắt và các dưỡng chất cần thiết khác với cơ thể. Đặc biệt, thịt bò rất giàu các nhóm vitamin B như B2, B6 B12 đóng vai thúc đẩy sự tái tạo hồng cầu, giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Với thịt bò, bạn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều nhóm ngon ăn kèm các thực phẩm tốt cho não bộ và sức khỏe khác như măng tây, súp lơ, cần tây,…
Các loại quả mọng giúp cải thiện thiếu máu não
Trong các loại quả mọng thường chứa thành phần lớn flavonoid cùng vitamin C tốt cho việc tăng cường sức khỏe não bộ, ngăn chặn sự hình thành của các gốc, tế bào tự do và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Do đó, chúng có tác dụng hỗ trợ hiệu quả tuần hoàn máu lên não, cải thiện trí nhớ và làm chậm các quá trình lão hóa tại não bộ.
Các loại quả mọng mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng như dâu tây, việt quất, nho, cam, quýt,…
Hải sản giúp cải thiện thiếu máu não
Trong hải sản có chứa các dưỡng chất như kẽm, vitamin B, sắt,… giúp tăng lượng Hemoglobin trong máu. Từ đó, thúc đẩy tự lưu thông máu trong toàn cơ thể, giảm thiểu tình trạng thiếu máu cục bộ tại não.
Tuy nhiên, tương tự với các loại cá biển, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều hải sản trong thực đơn để tránh nguy cơ nhiễm chì hoặc ngộ độc.