Đối tượng có nguy cơ ung thư xương

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư xương rất ít gặp, chiếm 3% các ca ung thư ở trẻ em, cũng có thể xảy ra ở người lớn. Những người mắc bệnh các bệnh về xương, tiền sử gia đình ung thư xương có liên quan đến căn bệnh này. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây ung thư xương.

  • Tiếp xúc với bức xạ: Khi bệnh nhân phải xạ trị bệnh ung thư khác làm tăng nguy cơ phát triển ung thư xương ở vùng bị ảnh hưởng, thường bệnh xuất hiện vài năm sau khi điều trị. Tuy nhiên, mức độ phóng xạ thấp hơn từ các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT) không làm tăng nguy cơ ung thư xương.
  • Nhồi máu xương: Bệnh do nguồn cung cấp máu từ các mô xương bị cắt đứt, dẫn đến giết chết các tế bào xương và tổn hại cho DNA có thể dẫn đến ung thư xương.
  • Phát triển xương nhanh chóng: Một vấn đề lo ngại là trẻ em và thanh thiếu niên trải qua giai đoạn tăng trưởng xương nhanh khiến nguy cơ ung thư xương tăng lên.
  • Chiều cao vượt trội: Đây là yếu tố di truyền làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư xương. Trẻ em và thanh thiếu niên có chiều cao vượt trội so với lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này được cho là do đột biến DNA xảy ra trong quá trình tăng trưởng của trẻ.
Ung thư xương hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
  • Di truyền u nguyên bào võng mạc: Đây là bệnh ung thư mắt ít gặp, thường ảnh hưởng đến trẻ em có đột biến gene RB1. Trẻ bị u nguyên bào võng mạc cũng có nhiều khả năng phát triển ung thư xương.
  • Hội chứng Rothmund-Thompson: Tình trạng ít gặp này do gene REQL4 bất thường. Trẻ em mắc hội chứng Rothmund-Thompson thường có tầm vóc thấp và gặp các vấn đề về da, xương.
  • Hội chứng Li-Fraumeni: Hội chứng liên quan đến đột biến gene TP53. Người có đột biến gene ít gặp này có nhiều khả năng phát triển một số bệnh ung thư, gồm ung thư vú, ung thư xương và khối u não.
  • Giới tính: Nam giới có nhiều nguy cơ mắc ung thư xương cao hơn nữ giới, nhưng nữ giới thường khởi phát bệnh sớm do phát triển, dậy thì sớm hơn.
  • Lối sống: Căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất và sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương. Tuy nhiên, những thói quen này thường mất thời gian dài đến hàng thập kỷ mới có thể dẫn đến bệnh.

Các yếu tố lối sống không có vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư xương ở trẻ em. Ung thư xương ở người trưởng thành thường liên quan đến bệnh xương tồn tại từ lâu hoặc một bệnh ung thư khác đã lan rộng. Những tiến bộ trong y học và các lựa chọn điều trị dần cải thiện khả năng phát hiện sớm bệnh và tăng tỷ lệ sống sót.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận