Nguyên nhân và cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Tá tràng là phần ruột non nối tiếp với dạ dày, vị trí này rất dễ bị viêm khi mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công ở dạ dày, chính vì vậy, nhiều người vừa bị tổn thương tại dạ dày, vừa bị tổn thương tại tá tràng nên thường dùng khái niệm viêm loét dạ dày tá tràng chung cho trường hợp này. Về nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thì tương tự như trường hợp viêm dạ dày, tức là khắc phục nguyên nhân gây viêm, hỗ trợ giúp vết viêm nhanh lành, đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý.

viêm loét dạ dày tá tràng
Đau bụng do viêm loét dạ dày tá tràng
  1. Khắc phục nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: khi viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn này, cần phải tuân thủ phác đồ phối hợp kháng sinh của bác sĩ để diệt vi khuẩn và tránh kháng thuốc. Tuy nhiên dùng kháng sinh dài ngày dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hóa nên người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, hấp thu kém.
  • Chế độ sinh hoạt, tập luyện
  • Cân bằng giữa công việc và giải trí để tránh căng thẳng kéo dài
  • Tránh thức khuya, nếu có mất ngủ thì cần khắc phục tình trạng mất ngủ
  • Thường xuyên vận động thể dục tránh tình trạng tiêu hóa ứ trệ
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá
  • Nếu nguyên nhân do các hóa chất, kim loại, chất ăn mòn thì các chất này cần được loại trừ khỏi đường tiêu hóa càng sớm càng tốt để tránh tổn thương viêm loét dạ dày tá tràng nặng hơn.
  1. Hỗ trợ giúp vết viêm loét dạ dày tá tràng nhanh lành
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ: các thuốc thường dùng trong viêm loét dạ dày tá tràng có tác dụng như:
  • Ức chế tiết acid dịch vị dựa trên các cơ chế khác nhau
  • Trung hòa acid dịch vị dư bằng các dạng thuốc gói bột, dung dịch, hỗn dịch, gel, viên nhai…
  • Tạo lớp bao phủ băng che vết viêm loét
  • Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật
  • Dùng thảo dược

Tùy theo tình trạng bệnh mà có cách phối hợp khác nhau, các thảo dược thường dùng trong viêm loét dạ dày tá tràng như: Nghệ, nghệ đen, mật ong, gừng, chè dây, bạch truật…

viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng
  1. Chế độ ăn uống

Không nên:

  • Không nên ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá ít, để bụng đói lâu
  • Không nên ăn nhiều các món quá chua, cay, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn

Nên:

  • Ăn đúng bữa, đủ bữa, đủ dinh dưỡng, ăn no vừa, ưu tiên các món hấp luộc hơn chiên xào
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Nếu không quá đau thì nên ăn cơm nhai kỹ sẽ tốt cho tiêu hóa hơn ăn cháo

Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phải phối hợp tốt các yếu tố trên thì các vết viêm mới nhanh lành và đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu. Phải đảm bảo cho cơ thể ăn uống hợp lý để tránh cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Hiện nay đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, khi điều trị dài ngày sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không những đến tiêu hóa mà cả thể trạng, chính vì vậy các bài phối hợp thảo dược thường được sử dụng giúp nhanh lành vết viêm loét, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa, hấp thu tốt.

Source: daday24h.com

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận