5 quan niệm sai lầm về bệnh gan

Tỉ lệ mắc các bệnh về gan mật ở nước ta ngày càng tăng, nhất là trước tình trạng lạm dụng rượu bia, viêm gan virus B, C, thực phẩm bẩn, thuốc tây, hóa chất gây tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm, hiểu biết không đúng về căn bệnh này cũng có thể gây hại cho gan.

  • Không uống rượu, bia thì không mắc bệnh về gan

Trên thực tế những người không uống bia rượu vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan khác như: viêm gan B, viêm gan C, đặc biệt là viêm gan nhiễm mỡ không do bia rượu. Nguyên nhân gây bệnh gan đa dạng trong đó có nguyên nhân do virus. Bệnh gan do virus gây nên đó là viêm gan A, B, C, D, E. Bệnh viêm gan có thể lây qua nhiều các con đường khác nhau tùy theo từng loại virus.

Việc điều trị những bệnh này cũng vô cùng khó khăn bởi bệnh nhân không phát hiện mình bị bệnh và nhập viện khi mà bệnh đã có những chuyển biến xấu.

  • Mắc bệnh viêm gan không nguy hiểm

Thực tế là viêm gan không được điều trị như mắc viêm gan B, C sẽ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan sau 3-5 năm hoặc 10-20 năm, tuỳ trường hợp. Điều đáng nói, cả viêm gan B và viêm gan C đều diễn tiến hết sức âm thầm, triệu chứng rất kín đáo. Ở giai đoạn cấp có thể chán ăn, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải nhưng khi sang giai đoạn mãn tính, các dấu hiệu rất mơ hồ, dễ nhầm với các triệu chứng đường tiêu hoá nên dễ bị bỏ qua. Thường khi bệnh bước vào giai đoạn nặng (xơ gan, ung thư gan) bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng hơn.

Viêm gan không nguy hiểm là quan niệm sai lầm
  • Béo phì không hại gan

Điều này chưa hẳn đúng vì khi béo phì thì lượng mỡ trong cơ thể rất lớn, đặc biệt là mỡ tích tụ cả trong gan nên dễ gây nhiễm trùng gan, một khi gan bị nhiễm mỡ sẽ dễ bị xơ gan.

Do vậy, các nghiên cứu cho thấy béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh lý nền nguy hiểm khác cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Chất béo, mỡ thừa trong gan có thể gây viêm, hình thành các khối xơ hóa – xơ gan.

Các biện pháp phòng và cải thiện sức khỏe chủ yếu tập trung vào thay đổi lối sống: Giảm cân nếu thừa cân để duy trì cân nặng lý tưởng, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, hạn chế tiêu thụ chất béo có hại, rượu bia, tập luyện thể lực, thể dục thể thao thường xuyên đều đặn.

  • Bệnh gan có di truyền

Mọi người hay nhầm lẫn rằng viêm gan B có tính di truyền đó là thai phụ mắc bệnh sinh ra con nhiễm viêm gan B. Thông thường, khả năng thai nhi lây bệnh từ trong bụng của thai phụ là rất thấp. Tỷ lệ mắc bệnh trong giai đoạn này nhỏ hơn 2%.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lây truyền bệnh từ mẹ sang con là do trong thời gian sinh đẻ. Trong thời gian này, máu của mẹ và máu của bé có nhiều nguy cơ tiếp xúc với nhau. Bởi vì, khi đau đẻ, người mẹ phải chịu những cơn co thắt tử cung, chúng khiến cho các mạch máu cũng chịu sự co thắt. Đây là một trong những tác nhân chủ yếu làm tăng khả năng lây bệnh từ mẹ sang con.

Ngoài ra, trong dịch nhầy âm đạo của người mẹ cũng có chứa HBV. Khi đứa trẻ sinh ra, chúng có nhiều khả năng đã bị mắc bệnh vì chui qua ống âm đạo của thai phụ. Trong những tình huống này, mọi người thường lầm tưởng và đặt ra câu hỏi rằng viêm gan B có di truyền không? Thực tế, việc trẻ mắc bệnh là do bị lây nhiễm từ người mẹ chứ không phải di truyền.

Bệnh gan lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ

Xơ gan không phải là căn bệnh di truyền và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan như virus viêm gan A, B, C, rượu bia, gan nhiễm mỡ. Trong đó, nguyên nhân do virus viêm gan gây ra chiếm tới 20% các cơ xơ gan.

Các bệnh viêm gan virus lại có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con, mang tính di truyền. Vì thế, nếu mẹ mắc bệnh viêm gan virus sau đó dẫn đến xơ gan thì em bé có thể nhiễm virus viêm gan từ mẹ và cũng có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan.

  • Tiêm đủ 3 mũi vaccine là đủ, không lo mắc bệnh gan

Nhiều người cho rằng đã tiêm đủ 3 mũi vaccine là đủ, không lo mắc bệnh gan điều này là một quan niệm sai lầm. Ngay cả viêm gan B khi đã tiêm đủ thì theo thời gian, kháng thể trong cơ thể sẽ giảm, do đó cần đi làm xét nghiệm biết lượng kháng thể, khi xuống thấp cần tiêm nhắc lại, thường sau mỗi 5 năm.

Với trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ có virus viêm gan B thể hoạt động cần được tiêm huyết thanh trong vòng 24 giờ đầu tiên, đủ 3 mũi trong 6 tháng sau đó sẽ giúp giảm tới hơn 90% nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ sang con.

Như vậy, tiêm đủ 3 mũi vaccine vẫn phải chủ động sử dụng các biện pháp phòng bệnh gan để hạn chế mắc phải căn bệnh này.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận