Việt Nam nằm trong nhóm các nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới, với thống kê hàng tỷ lít bia mỗi năm, riêng đối với rượu thì khó có con số chính xác vì ngoài lượng rượu nhập khẩu thì rượu tự nấu là món lai rai hằng ngày của người dân.
Với thói quen uống bia rượu thường xuyên như vậy nên tỷ lệ các bệnh gây ra do bia rượu tăng cao. Các bệnh này biểu hiện ra khi đã chuyển thành mãn tính nên việc điều trị cũng tốn thời gian, thậm chí trong quá trình điều trị thì thói quen uống bia rượu vẫn tiếp diễn làm giảm hiệu quả điều trị.
Đối với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, khi lớp nhầy bảo vệ bị hao mòn đi, niêm mạc bị acid dịch vị tấn công làm cho dạ dày bị viêm, lâu ngày dẫn đến loét. Vậy, rượu bia đã “góp công” trong căn bệnh này như thế nào?
Theo nghiên cứu, các thức uống có cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, mặt khác nó còn kích thích niêm mạc gây tổn thương nặng nề hơn. Triệu chứng tại dạ dày dễ thấy sau khi uống là chướng bụng, nóng rát, hơi thở nóng, đau thắt vùng thượng vị, và có thể kéo dài vài ngày sau. Càng uống rượu bia nhiều và thường xuyên thì tổn thương tại dạ dày càng nặng và đã có không ít trường hợp xuất huyết dạ dày sau bữa “chén chú chén anh”.
Nhiều người sau bữa nhậu thường than phiền về tình trạng đau rát thượng vị, mỗi người có biểu hiện khác nhau như đau lâm râm hay đau quặn bụng, và thường kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điều đó là hiển nhiên khi dạ dày đã bị “ngược đãi” trong sự hào hứng của buổi nhậu ngày hôm trước, rồi tiếp theo, đại tràng cũng chịu chung số phận với dạ dày và lâu dần sẽ trở thành mãn tính.
Tác hại của rượu bia đến dạ dày hầu như ai cũng biết, nhưng khi thói quen uống rượu bia trở thành khó bỏ thì bệnh nhân phải chịu sống chung với bệnh và cầm cự bằng những loại thuốc trung hòa acid trong những cơn đau sau bữa “chén tạc chén thù”.
Không thể phủ nhận công dụng hiệu quả nhanh chóng của các loại thuốc đó, nhưng dùng lâu dài không phải là phương án hay vì nó làm mất đi tác dụng của dịch vị trong quá trình tiêu hóa, vậy là hệ tiêu hóa không làm tròn chức năng của nó, ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
Trong khi đó, các sản phẩm từ thảo dược ngày càng được quan tâm trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do rượu bia gây ra, vì tác dụng giảm tiết acid dịch vị, trung hòa acid dịch vị, giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, nóng rát… mà không “làm khó” cho quá trình tiêu hóa, đó chính là tác dụng mà những thảo dược quen thuộc như nghệ đen, mật ong mang lại. Cần chú ý nếu đảm bảo thành phần tinh dầu nghệ trong quá trình bào chế thì hiệu quả được tăng lên rất nhiều.
Ngày nay, trong các quan hệ xã hội làm cho nhiều người khó từ chối sử dụng rượu bia, vậy nên hãy chú ý trong việc tiết chế lượng rượu bia đưa vào người và tăng cường bảo vệ dạ dày đúng cách mà vẫn đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nguồn: daday24h