Người suy giãn tĩnh mạch nên nằm ngủ thế nào cho thoải mái?

ke cao chan

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra do nhiều nguyên như tuổi tác, di truyền, ngồi hoặc đứng quá lâu,… Hiện nay, việc phòng suy giãn tĩnh mạch là chưa có một phương pháp chính thức nào. Nhưng, người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể giảm bớt triệu chứng hoặc hạn chế tiến triển xấu thông qua nhiều phương pháp. Trong đó có thay đổi tư thế ngủ cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch, được đánh giá hiệu quả.

Những triệu chứng khó chịu khi ngủ

Các triệu chứng suy giảm tĩnh mạch gây khó chịu cho nhiều người và làm giảm chất lượng cuộc sống. Thông thường, những triệu chứng này xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi người bệnh đang ngủ. Điều này khiến bạn khó có thể trôi vào giấc ngủ và không có được giấc ngủ ngon.

Điều này đã được thực hiện khảo sát ở một nhóm người mắc suy giãn tĩnh mạch. Kết quả cho thấy những bệnh nhân thường gặp triệu chứng chuột rút vào ban đêm. Trong quá trình ngủ, người bệnh cũng thường gặp các triệu chứng khác hơn, như: đau ở vị trí bị suy giãn tĩnh mạch, cảm giác ngứa khó chịu,…

Một số nghiên cứu chỉ ra, những triệu chứng về đêm của người bệnh là dấu hiệu hội chứng chân không yên (RLS). Hội chứng này khiến người bệnh có giác muốn di chuyển. Bởi điều này sẽ làm giảm cảm giác suy giãn tĩnh mạch ở chân nhưng gây khó ngủ. Và những người mắc hội chứng này cũng thường được xác định là bị suy giãn tĩnh mạch.

Việc thay đổi tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp người bệnh giảm bớt các tình trạng trên.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Để có được giấc ngủ ngon, người bệnh khi ngủ nên nghiêng bên trái khi ngủ. Do tĩnh mạch chủ con người nằm phía phải cơ thể, quan trọng trong việc bơm máu về cơ thể. Nằm nghiêng bên trái sẽ không làm cơ thể đè lên tĩnh mạch này. Do đó, máu được bơm về cơ thể tốt hơn, hạn chế tồn đọng ở vị trí bị suy giãn.

Ngủ với tư thế nghiêng sẽ giúp bạch huyết di chuyển về hệ thống tốt hơn. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch sẽ được tăng cường để giảm sưng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngủ với tư thế chân đặt cao khoảng 7-10cm. Tư thế ngủ cho những người suy giãn tĩnh mạch này sẽ giúp máu được dễ dàng đẩy từ chân về tim.

Nhờ những tư thế ngủ trên, tuần hoàn sẽ được lưu thông tốt ở các tĩnh mạch. Tuần hoàn tốt sẽ góp phần giúp người bệnh giảm đau, ngứa, sưng,…khi ngủ hơn. Qua đó tư thế ngủ cũng góp phần tích cực hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn.

Những gợi ý khác giúp người bệnh ngủ ngon

Ngoài thay đổi tư thể ngủ, người bệnh cũng nên thực hiện một số lưu ý sau để có được giấc ngủ ngon.

  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập trung vào chân, như bài đi bộ cho người suy giãn tĩnh mạch. Điều này sẽ tăng cường cơ bắp, sức mạnh đôi chân và hỗ trợ bơm máu cho người bệnh.
  • Sử dụng vớ nén sẽ làm cho máu được lưu thông tốt, tránh lưu máu ở tĩnh mạch. Sử dụng vào ban ngày cũng mang lại hiệu quả về đêm.
  • Uống nhiều nước có tác động tích cực đến lưu lượng máu của bạn. Đồng thời, bạch huyết cũng được tăng cường để giảm sưng.
  • Căng cơ chân trước khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế chuột rút hoặc các triệu chứng khác.
  • Sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng tốt cho suy giãn tĩnh mạch như Hộ Mạch An để làm giảm nhanh các biểu hiện đau nhức, nặng, mỏi chân do bệnh gây ra.

Nguồn: techantay

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận