Những thông tin tổng quát về bệnh viêm loét dạ dày

tổng quan bệnh viêm loét dạ dày

Tổng quan viêm loét dạ dày: tình trạng bệnh do một nhóm các vấn đề với điểm chung là viêm niêm mạc dạ dày và các triệu chứng kèm theo.

Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính, dẫn đến nguy cơ loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Viêm dạ dày cấp tính xảy ra đột ngột gây buồn nôn, khó chịu và đau ở thượng vị. Viêm dạ dày mãn tính phát triển dần dần gây ra cơn đau âm ỉ, cảm giác đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm dạ dày mãn tính không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cả, đến khi phát cơn đau thì dạ dày đã bị tổn thương.

tổng quan bệnh viêm loét dạ dày

Tổng quan viêm loét dạ dày :

Triệu chứng:

  • Đau âm ỉ vùng bụng trên (thượng vị)
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đầy hơi, đầy bụng
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sụt cân

Trường hợp nặng, viêm dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày biểu hiện với triệu chứng đau bụng, nôn ra máu, đi cầu phân đen do có lẫn máu, lúc này bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân

Mất quân bình giữa yếu tố bảo vệ (hàng rào dịch nhầy) và yếu tố tấn công (acid dịch vị). Khi lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy yếu thì acid dịch vị sẽ tấn công niêm mạc gây nên các vết loét.

Một số yếu tố gây ra viêm dạ dày hoặc góp phần làm bệnh trầm trọng hơn:

– Chế độ ăn uống không đảm bảo, thất thường, nhịn ăn khi giảm cân. Dịch vị khi không có thức ăn để tiêu hóa sẽ quay sang tấn công niêm mạc. Thói quen ăn uống nhiều các chất chua làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, các chất cay gây kích ứng niêm mạc.

– Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể phá vỡ lớp bảo vệ của dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên không phải ai cũng chịu ảnh hưởng từ H.pylori, hơn một nửa dân số thế giới được cho là bị nhiễm H.pylori, và đa số người không gặp biến chứng nào.

– Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây viêm niêm mạc dạ dày như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp tính và cả viêm dạ dày mãn tính. Các loại thuốc này nếu sử dụng thường xuyên hoặc uống quá nhiều sẽ làm giảm chất nhầy bảo vệ, tạo cơ hội cho acid dịch vị ăn mòn niêm mạc.

– Uống quá nhiều rượu gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Sử dụng rượu quá mức hoặc kéo dài có khả năng gây viêm dạ dày.

– Căng thẳng làm tăng tiết acid và làm chậm quá trình tiêu hóa. Stress nặng do phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính.

– Trào ngược dịch mật: Mật giúp cho quá trình tiêu hóa .Thông thường, cơ thắt vòng môn vị ngăn cản mật chảy vào dạ dày từ ruột non. Nhưng nếu van này hoạt động không đúng, hoặc nếu nó đã bị mất vì phẫu thuật, mật có thể chảy vào dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.

– Cơ thể tấn công các tế bào trong dạ dày. Được gọi là viêm dạ dày tự miễn, bệnh này hiếm xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn dịch thường gặp ở người bị rối loạn tự miễn khác, bao gồm bệnh Hashimoto, bệnh Addison và bệnh tiểu đường loại 1. Viêm dạ dày tự miễn dịch cũng có thể kết hợp với thiếu hụt vitamin B12.

– Viêm dạ dày có thể được kết hợp với các bệnh khác, bao gồm cả HIV / AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn một số mô liên kết và suy gan hoặc thận.

Các biến chứng

Nếu không điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp viêm dạ dày mãn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày gây ra nhiều rối loạn về tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ về sức khỏe như thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Chẩn đoán

Dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng, tiến hành một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Xác định sự hiện diện của H.pylori dựa trên xét nghiệm máu, hơi thở, phân, sinh thiết.  Kiểm tra phân tìm xem có dấu hiệu của máu nghi nghi ngờ xuất huyết dạ dày.

Nội soi là phương pháp có thể nhìn thấy hình ảnh tình trạng và vị trí các vết viêm loét.

X-quang dạ dày và ruột non để kiểm tra các dấu hiệu của viêm dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.

Phương pháp điều trị:

Điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

– Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân.

– Viêm dạ dày cấp tính gây ra bởi các thuốc NSAID hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng.

– Viêm dạ dày gây ra bởi H. pylori được xử lý bằng cách uống thuốc tiêu diệt vi khuẩn này.

– Điều trị các triệu chứng kèm theo bằng các thuốc ngăn tiết acid dịch vị, trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, bổ sung dinh dưỡng.

Xây dựng thói quen sinh hoạt trong quá trình điều trị và phòng tránh:

Bệnh về dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả thói quen ăn uống, sinh hoạt, vì vậy cần:

– Xây dựng tốt thói quen ăn uống. Cách ăn uống cũng quan trọng như ăn những gì. Cần ăn vừa phải, nhai kỹ, ăn đúng bữa, đủ bữa, đủ chất. Tránh các thực phẩm có hại cho tình trạng bệnh như: thực phẩm quá chua, quá cay, nhều dầu mỡ, các các chất kích thích…hoặc các thực phẩm ăn vào cảm thấy khó chịu đối với từng người.

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

– Tập thể dục vừa sức và đúng lúc giúp kích thích các hoạt động của cơ đường ruột, giúp quá trình di chuyển chất thải qua đường ruột nhanh hơn.

– Căng thẳng là không thể tránh khỏi đối với hầu hết mọi người, nên cần học cách xử lý nó một cách hiệu quả bằng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và thư giãn lành mạnh.

Trên đây là tổng quan viêm loét dạ dày, người bệnh cần báo ngay cho bác sỹ khi có những triệu chứng bất thường nhằm kiểm soát bệnh kịp thời.

Nguồn: daday24h.com

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận