Bệnh trĩ thường gặp ở những người thường xuyên phải ngồi, đứng nhiều giờ trong ngày, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, những người có chế độ ăn uống không khoa học. Nếu bệnh ở độ 1 là mức nhẹ nhất, việc điều trị khá đơn giản, bệnh ở mức độ cao thì càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt thường ngày.
Tìm hiểu bệnh trĩ là gì?
Trĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, bản chất là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới niêm mạc (trĩ nội) hoặc dưới da (trĩ ngoại) vùng thấp của trực tràng và hậu môn, vì thế mọi người ai cũng đều có trĩ. Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.
Trĩ chủ yếu có 3 loại là: Trĩ nội và trĩ ngoại
- Trĩ nội: Thường phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ đám rối trĩ nội.
- Trĩ ngoại: Nằm dưới da, dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới).
- Trĩ hỗn hợp: Hình thành do sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ được hình thành là do các đám rối tĩnh mạch rối vào nhau gây nên và trông như một cục thịt nhỏ.
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ
- Táo bón: Việc rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu tăng nguy cơ gây bệnh trĩ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý như: Thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, lạm dụng chất kích thích.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Ngồi quá lâu, hoặc vận động quá sức, mang vác nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ do trọng lượng thai nhi áp lực lên ổ bụng hoặc áp lực trong quá trình sinh nở.
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Dưới đây là 4 triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ bao gồm:
- Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi, nhỏ giọt, đay là triệu chứng đặc trưng của trĩ nội.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, và hoặc mót rặn.
- Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Trĩ sa độ 1, 2 thường ít gây phiền hà hơn, nhưng từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.
Các triệu chứng của bệnh trĩ kể trên đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị mà nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Khi nào cần phẫu thuật điều trị bệnh trĩ
Thông thường những người bị trĩ nội từ độ 2 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp kích thước nhỏ không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật và có thể điều trị bằng cách uống thuốc.
Khi bị trĩ độ 3 trở nên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và đau đớn thì lúc này được khuyến cáo thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ can thiệp.
Hiện nay, phẫu thuật Longo cắt búi trĩ được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị trĩ cho kết quả khá khả quan nhất. Phương pháp có những ưu điểm vượt trội như: thời gian nằm viện ngắn, giảm đau đớn sau mổ.
Để giảm biến chứng của phẫu thuật trĩ, mang lại hiệu quả lâu dài và phòng ngừa tái phát, bệnh nhân nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín.