Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng lao động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế. Bệnh diễn tiến theo thời gian, tuổi tác và gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Tùy từng đối tượng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay.
Phương pháp điều trị bằng sản phẩm thảo dược
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì thuốc uống là một trong những lựa chọn thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm dạng viên uống dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Điển hình như sản phẩm Hộ Mạch An, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược: Nhân sâm, cao Hoàng kỳ, cao Hòe hoa, cao Đương quy, cao Địa long, cao Xích thược, cao Đào nhân, cao Bạch thược, cao Xuyên khung, cao Hồng hoa. Hộ Mạch An giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch; hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê chân tay khi đứng ngồi lâu.
Bên cạnh đó, các loại kem bôi ngoài da được nhiều trường hợp đánh giá mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, nhưng kem bôi ngoài da không điều trị suy giãn tĩnh mạch mà chỉ dùng hỗ trợ.
Phương pháp điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật
Các phương pháp này nhằm phá bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm những tĩnh mạch này không còn chức năng đưa máu về tim, cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho người bệnh.
- Xơ hóa: bằng cách tạo vết sẹo để máu không lưu thông vào các tĩnh mạch nhỏ và trung bình, trong một vài tuần, những tĩnh mạch giãn mờ dần. Xơ hoá thực hiện đơn giản, không cần gây mê và cần được thực hiện bở bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng Laser: thường được dùng để điều trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.
- Microsclerotherapy: được sử dụng để điều trị tĩnh mạch mạng nhện và những tĩnh mạch nhỏ bị giãn. Một lượng nhỏ hóa chất lỏng được tiêm vào tĩnh mạch bằng một cây kim rất nhỏ. Hóa chất làm hóa sẹo lớp lót bên trong tĩnh mạch, làm cho nó đóng kín.
- Cắt đốt trị liệu: Bác sĩ làm một vết cắt nhỏ trên da gần giãn tĩnh mạch, sau đó chèn một ống nhỏ gọi là ống thông vào tĩnh mạch. Một thiết bị ở đầu của ống nóng lên bên trong tĩnh mạch và đóng nó lại. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ làm tê các khu vực xung quanh tĩnh mạch.
- Phẫu thuật bằng nội soi: là phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch bằng nội soi. Thường phẫu thuật nội soi tĩnh mạch chỉ được sử dụng trong trường hợp nghiêm trọng khi suy tĩnh mạch gây loét da (lở loét).
Phẫu thuật tĩnh mạch: thường được thực hiện đối với những tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo trên da. Bác sĩ sẽ thắt, cắt tĩnh mạch để loại bỏ chúng, người bệnh sẽ được gây mê.
Dùng vớ (tất) y khoa hỗ trợ giảm biểu hiện suy giãn tĩnh mạch
Vớ y khoa giúp máu lưu thông tốt, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không phải bỏ ra quá nhiều chi phí và công sức, cách sử dụng vớ y khoa cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Tùy khí hậu và điều kiện làm việc hay sinh hoạt mà chọn loại tất cho phù hợp (loại gối, đùi, giữa đùi). Cứ 6 tháng, người bệnh nên thay một đôi, không mang vớ khi ngủ.
Tuy nhiên, việc sử dụng vớ y khoa cũng mang lại khá nhiều bất tiện cho người bệnh. Thường thì ngưởi sử dụng sẽ phải mang vớ y khoa cả ngày và chịu áp lực ép hai chân nên sẽ rất khó chịu, không được thoải mái ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng vớ y khoa.
Khó khăn trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là bệnh có khả năng tái phát cao. Vì vậy, sau khi điều trị bằng các biện pháp y khoa, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và kết hợp sử dụng các sản phẩm giúp hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch để phòng ngừa bệnh.
Theo techantay