Bệnh chuột rút là hiện tượng các mô cơ đột ngột co thắt mạnh trong khoảng 1 phút khiến người bệnh cảm thấy đau và không di chuyển được. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh chuột rút ở người già chiếm đến 75%. Vậy thì nguyên nhân chuột rút ở người cao tuổi là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào để hiệu quả? Cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau.
Nguyên nhân người cao tuổi bị chuột rút về đêm
Thông thường nguyên nhân dẫn đến chuột rút là do sự co thắt cơ liên tục. Bên cạnh đó, bệnh lý có thể xuất hiện với mọi đối tượng nhưng tình trạng chuột rút ở người cao tuổi sẽ diễn ra thường xuyên hơn vì một số lý do dưới đây:
- Đứng, ngồi hoặc nằm trong thời gian dài: Xương khớp người cao tuổi thường không còn chắc khỏe. Do đó, việc này sẽ khiến cơ không được cung cấp đủ oxy, khả năng lưu thông máu kém.
- Hoạt động thể thao quá sức: Tham gia các hoạt động thể thao quá sức có thể tác động đến cơ thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi, mất nhiều nước, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
- Bệnh lý mạn tính: Đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác như parkinson, loãng xương, thiếu máu lên não, đái tháo đường. Vì vậy, khi nhận thấy các cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên, bạn nên đi khám ngay để phát hiện bệnh kịp thời.
- Suy dinh dưỡng: Đây là tình trạng cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng như natri, kali, canxi khiến cho các cơ bị suy yếu, co thắt. Điều đó dẫn đến tình trạng chuột rút chân.
- Suy giãn tĩnh mạch: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chuột rút ở người già, cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Dấu hiệu nhận biết
Nếu bị bệnh chuột rút, người bệnh sẽ cảm nhận được cơ bắp bị co thắt mạnh và gây ra đau đớn. Đồng thời, khi chạm tay vào vùng chuột rút, phần bắp chân sẽ xảy ra hiện tượng co cứng và ê. Tình trạng này có thể kéo dài trong 1 phút và lặp lại nhiều ngày. Tuy nhiên, các trường hợp chuột rút thường không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thế nhưng, bạn nên đi khám ngay nếu bệnh kết hợp với một số triệu chứng như ăn nhiều, thèm đồ ngọt, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, luôn cảm giác lạnh, cân nặng tăng, da tái đi và dễ đau nhức chân khi đi bộ trong quãng thời gian ngắn. Bởi lẽ, đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác trên cơ thể.
Điều trị chuột rút về đêm ở người cao tuổi
Để điều trị và ngăn ngừa chứng chuột rút về đêm, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
Xoa bóp giúp giảm nhanh biểu hiện chuột rút về đêm ở người cao tuổi
Bạn có thể tự xoa bóp thư giãn cho vùng bị đau để giảm các vấn đề căng cứng cơ chân. Cách thực hiện là xoa nhẹ nhàng xung quanh vùng bị bệnh chuột rút đến khi nóng lên. Đồng thời, bạn nên kết hợp với con lăn massage hoặc bóng tennis để mang đến sự tác động đều đặn, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, phương pháp day ấn tại 2 huyệt Thừa Sơn ở sau bắp chân cũng là một cách điều trị được nhiều người thực hiện.
Bài tập căng cơ chân giúp phòng ngừa chuột rút về đêm
Để thực hiện bài tập kéo căng, bạn cần ngồi trên ghế với phần lưng được đặt thẳng. Tiếp theo, bạn nâng chân lên cao sao cho đầu gối gập lại, ép vào bụng. Lưu ý tư thế nên giữ vững từ 5 – 10 giây rồi đổi chân. Bên cạnh đó nếu bị chuột rút ở chân, bạn hãy đưa chân đau về phía trước, đầu gối hơi cong, sau đó dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên chân. Các bạn tiếp tục giữ nguyên tư thế từ 20 – 30 giây.
Sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm thảo dược
Nếu chuột rút về đêm do suy giãn tĩnh mạch, sử dụng thuốc điều trị sẽ giúp giảm bớt biểu hiện. Tuy nhiên, thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe, vì vậy nhiều người già tìm đến các sản phẩm thảo dược vừa đảm bảo hiệu quả mà an toàn, lành tính khi sử dụng. Một trong số đó là viên uống Hộ Mạch An với cơ chế tác động chính vào hệ tĩnh mạch sâu của chi dưới giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch đồng thời tán huyết và ngừa huyết khối. Giúp giảm các triệu chứng đau mỏi chân, tê phù chân, vọp bẻ, tĩnh mạch nổi li ti dưới da.
Sản phẩm được khuyến cáo dùng cho các đối tượng bị tê nhức chân tay, nặng phù chân, bị chuột rút, mỏi chân do suy giãn mạch chân, suy giãn tĩnh mạc, giãn tĩnh mạch nhện ở chân, tắc nghẽn mạch máu chi; Người có yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch máu như thường xuyên trong tư thế đứng lâu, ngồi lâu, hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, ít vận động, xơ vữa mạch máu.
Nếu thường xuyên có hiện tượng chuột rút ban đêm, người bệnh không nên chủ quan để tránh bệnh diễn biến nặng sẽ gây khó khăn khi điều trị. Sử dụng sản phẩm Hộ Mạch An là giải pháp hiệu quả để chấm dứt bị chuột rút và ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cách phòng ngừa chuột rút về đêm ở người cao tuổi
Để hạn chế và phòng ngừa biểu hiện chuột rút về đêm ở người cao tuổi, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể như canxi, kali, magie.
- Tập luyện các bài tập kéo căng cơ thể thường xuyên để dẻo dai.
- Người cao tuổi nên lựa chọn tập các môn thể thao nhẹ như tập dưỡng sinh, tập yoga.
- Luôn khởi động cẩn thận trước khi hoạt động thể chất.
- Không nên thay đổi tư thế đột ngột hay vươn duỗi người nhiều lần.
- Không nên sử dụng các chất kích thích có hại với sức khỏe người cao tuổi như thuốc lá, rượu bia.
Chuột rút chân về đêm có thể rất khó chịu và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và nếu phương pháp tại nhà không có ích, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các nguyên nhân và phương pháp điều trị có thể.
Theo techantay