Tăng đường huyết là biểu hiện đầu tiên ở bệnh tiểu đường, thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nồng độ Glucose trong máu lên đến trên 200 mg/dL (tương đương 11 mmol/L). Các triệu chứng có thể phát triển chậm, trong vài ngày hoặc vài tuần và gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường ở mức càng cao trong thời gian càng dài thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể gây ra choáng, hôn mê, hay thậm chí tử vong.
Các dấu hiệu cho thấy đường huyết đang tăng cao
Khi đường huyết tăng cao, người bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng dưới đây:
- Mệt mỏi.
- Mờ mắt.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Khát nước.
- Đau đầu.
Nếu đường huyết lên xuống thất thường hoặc vượt quá giới hạn an toàn (> 7 mmol/L) trong thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng tiểu đường mạn tính như: Tổn thương trên tim mạch, thần kinh; tổn thương thận hoặc suy thận; tổn thương các mạch máu võng mạc dẫn đến mù lòa; đục thủy tinh thể; bệnh lý bàn chân; các vấn đề về da, bao gồm cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và các vết thương khó lành; tổn thương chân răng và nhiễm trùng lợi…
Nếu đường huyết tăng quá cao (> 20 mmol/l) không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng tiểu đường cấp tính nguy hiểm gây hôn mê, hay thậm chí tử vong.
Lưu ý với biến chứng tiểu đường cấp tính
Hiện tượng nhiễm toan ceton: Xảy ra khi có quá ít horemone chuyển hóa đường trong cơ thể. Nếu không có đủ horemone chuyển hóa đường, Glucose không thể đi vào các tế bào để sinh ra năng lượng. Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, trong khi đó lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến cơ thể tìm con đường khác để tạo năng lượng, đó là phá vỡ chất béo. Quá trình này tạo acid độc hại được gọi là ceton. Ceton dư thừa tích tụ trong máu, “tràn” vào nước tiểu làm thay đổi pH máu – thường gọi là nhiễm toan Ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê gây đe dọa tính mạng.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể người bệnh sản xuất ra horemone chuyển hóa đường nhưng nó không phát huy được tác dụng. Đường huyết trở nên rất cao – trên 600mg/dL (tương đương 33mmol/L). Vì horemone chuyển hóa đường có mặt nhưng không hoạt động nên cơ thể không thể sử dụng Glucose hay chất béo để sinh ra năng lượng được. Đường sau đó được đổ vào nước tiểu, kéo theo một lượng nước lớn của cơ thể, gây tăng tiểu nhiều và người bệnh bị mất nước rất nhanh. Nếu không xử lý, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê và mất nước đe dọa tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng tiểu đường cấp tính:
- Hơi thở có mùi trái cây chín (mùi ceton).
- Đau bụng, khô miệng, buồn nôn và nôn.
- Khó thở.
- Yếu, lú lẫn, hôn mê.
Khi có những dấu hiệu trên người nhà cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt để được can thiệp thời, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Làm gì nếu không thể kiểm soát được đường huyết?
Nếu đường huyết tăng cao thường xuyên cho thấy phác đồ can thiệp hiện tại không hiệu quả – có thể phác đồ không phù hợp hoặc đã bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc (cơ thể không còn đáp ứng tốt với thuốc sau một thời gian) hoặc cần xem xét lại chế độ ăn uống và luyện tập hiện tại. Lúc này người bệnh cần làm những việc sau để ngăn chặn biến chứng tiểu đường:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: giảm tinh bột, đồ ngọt, không uống rượu bia và các chất kích thích.
- Có một kế hoạch tập thể dục nhẹ, đều đặn hàng ngày.
- Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress.
- Thêm các giải pháp để tăng hiệu quả điều trị của thuốc tiểu đường Tây y – trong đó tìm đến Đông y có thể là một lựa chọn khôn ngoan.
Hiện nay, các dược liệu Đông y như Dây thìa canh, giảo cổ lam, chè đắng, ngũ vị tử,… giúp hạ và ổn định đường huyết. Đây là tin vui mới cho những ai đang lo lắng tìm kiếm giải pháp phù hợp trong công cuộc chiến đấu với căn bệnh tiểu đường.
Lê An