Lưu ý khi xoa bóp để cải thiện đau nhức xương khớp

Khi bị đau nhức xương khớp, nhiều người bệnh đã tự xoa bóp tại nhà để giảm đau mà không đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Điều này có thể khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là gây ra các hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Không nên xoa bóp khi bị đau khớp

Rất nhiều người bệnh khi bị đau khớp đã áp dụng phương pháp xoa bóp để giảm đau. Xoa bóp có rất nhiều kỹ thuật như xoa bóp trên cơ (day, đấm, lăn, bóp, vờn), xoa bóp trên khớp (khớp cổ, khớp vai, khớp cổ tay, khớp háng, thắt lưng,…) và xoa bóp trên da (xát, xoa, miết, phân, hợp, véo, phát).

Tuy được áp dụng phổ biến nhưng ít ai biết rằng, xoa bóp được khuyến cáo không nên thực hiện khi bị đau khớp. Bởi không phải tình trạng đau nhức, tê mỏi nào cũng có thể tiến hành xoa bóp. Trong các trường hợp đau do co cứng cơ, xoa bóp có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên với các khớp xuất hiện triệu chứng sưng đau, nóng đỏ, người bệnh không nên xoa bóp trực tiếp.

Việc xoa bóp không đúng cách có thể khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất ngủ,… thậm chí là đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.

Những sai lầm gặp phải khi xoa bóp

Những sai lầm thường gặp phải khi xoa bóp, đó là:

  • Xoa bóp quá nhẹ hoặc quá mạnh: Thực hiện động tác xoa bóp quá nhẹ, lực tác động lên vùng đau sẽ không phát huy được tác dụng, xoa bóp quá mạnh có thể gây đau nhức ê ẩm. Lực xoa bóp nên được điều chỉnh phù hợp trong quá trình xoa bóp.
  • Xoa bóp sai kỹ thuật: Hậu quả của việc xoa bóp sai kỹ thuật có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, giãn dây chằng và gây đau tăng. Bên cạnh đó, xoa bóp không đúng cách lên các vị trí huyệt đại chủy, bách hội, thái dương,… còn làm tăng nguy cơ bại liệt ở người bệnh.
  • Xoa bóp quá nhanh hoặc quá lâu: Thời gian xoa bóp cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả giảm đau. Thời gian xoa bóp quá ngắn không đủ để tác động, trong khi đó, xoa bóp quá lâu lại gây đau mỏi cơ.
  • Một số trường hợp không nên thực hiện xoa bóp: Người bệnh đau ruột thừa, ung thư xương, lao xương, người vừa bị bong gân, người vừa sử dụng rượu, bia; cẩn trọng khi xoa bóp với người cao tuổi và phụ nữa mang thai,

Cải thiện đau nhức xương khớp bằng thảo dược

Trong y học cổ truyền, hầu hết các bài thuốc Đông y có tác dụng kích thích lưu thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, bồi bổ can thận và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Qua đó, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở xương khớp và tăng cường sự chắc khỏe cho gân, cơ.

Rất nhiều dược liệu trong tự nhiên như thiên niên kiện, cốt toái bổ, bạch chi có công dụng tốt trong việc tăng cường sức khỏe, mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị và giảm đau do các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, tê mỏi chân tay, đau mỏi vai gáy.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận