Bệnh viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

viêm dạ dày cấp

Nói về bệnh đau dạ dày, có một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nó xảy ra vô cùng nhanh và đột ngột khiến người bệnh đau đớn vô cùng đôi khi gây shok và ngất xỉu bất thình lình. Đó chính là hiện tượng viêm dạ dày cấp. Vậy viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày cấp là căn bệnh thường gặp ở những người ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, thường xuyên bị căng thẳng stress và dùng nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau.

Bệnh viêm dạ dày cấp

Tại sao lại gọi là viêm dạ dày cấp? Bởi đặc điểm của bệnh đó chính là xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng. Bệnh là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp chúng ta hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Yếu tố ăn uống: thường bệnh nhân mắc phải viêm dạ dày cấp do ăn phải các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến dạ dày bị hư tổn, ăn những thực phẩm thiếu nguồn gốc không đảm bảo an toàn khiến cơ thể bị nhiễm phải một số loại vi khuẩn, virut và độc tố chúng tiết ra gây hại tới niêm mạc dạ dày. Một lí do không thể bỏ qua đó là do sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá thường xuyên cũng khiến niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc tây cũng gây tác dụng phụ cho dạ dày, một số thuốc như aspirin, APC, Natri salicylat…

Yếu tố bên trong: những người mắc bệnh nhiễm khuẩn như: cúm, sởi, bạch hầu, thường hàn, viêm ruột thừa…, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành, dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến…

Quá trình biến tướng của viêm dạ dày cấp diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết có thể dẫn đến shock, trụy tim mạch…

Để trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? Nếu không được xử lí triệt để căn bệnh sẽ gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Vậy cách xử lý ra sao?

– Ngưng sử dụng rượu bia, chất có hại cho dạ dày

– Có thể uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng

– Ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn cần có chế độ ăn hợp lý và ăn chậm nhai kĩ.

– Ngay khi có những triệu chứng đau dạ dày hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám điều trị.

Bệnh viêm dạ dày cấp
Bệnh viêm dạ dày cấp không nên sử dụng rượu bia

Hiện nay chưa có phương thuốc nào xác định điều trị dứt điểm viêm dạ dày cấp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo:

Phương pháp thứ nhất

Nhịn ăn trong vài giờ. Ngậm từng ngụm nước nhỏ hoặc đá bào. Có thể dùng một chút nước ép trái cây để làm giảm hoạt động của vi khuẩn trong đường ruột.

Nên bổ sung nhiều nước và muối khoáng bằng cách truyền hoặc uống trực tiếp.

Chữa viêm dạ dày cấp bằng nước ép rau cải

Nước ép bắp cải có thể bổ sung dưỡng chất cho hoạt động tái tạo tế bào ở thành ruột và khắc phục các ổ viêm loét bên trong dạ dày.

Đầu tiên bạn hãy rửa sạch từng lá bắp cải đã bóc. Chần sơ qua nước sôi rồi để ráo. Dùng máy ép lấy nước, lọc bã, 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 600ml nước. Nên bảo quản nước ép ở ngăn mát tủ lạnh, nếu để ở môi trường ngoài trong thời gian dài có thể tạo ra chất sunfua không tốt cho cơ thể. Mỗi ngày 4 lần, mỗi lần uống 250ml nước ép bắp cải. Dùng liên tục trong khoảng một đến hai tháng tùy cơ địa mỗi người.

Chữa viêm dạ dày ruột cấp bằng lá chè dây

Đun sôi 100g chè khô với 1.5 lít nước, đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi dùng thay nước lọc hằng ngày. Dùng liên tục trong một đến hai tháng tùy theo cơ địa mỗi người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp chè dây với một số vị thuốc khác để tăng cường công dụng trị bệnh.

Chữa viêm dạ dày cấp bằng cây dạ cẩm

Dùng 25g phần ngọn và lá khô, thêm nửa lít nước vào sắc cạn lại còn một chén, thêm tí đường rồi dùng nóng. Ngày dùng 2 lần vào sáng và chiều tối, có thể dùng phần bã thuốc sắc thêm một nước nữa để dùng. Sau khoảng 45 ngày sử dụng các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm, lúc này bạn nên tái khám lại để kiểm tra tiến triển bệnh hiện tại.

Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp lưu truyền dân gian mà chưa được nghiên cứu hay kiểm nghiệm thực tế. Người bệnh nên cân nhắc khi lựa chọn sử dụng. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp cho căn bệnh của mình. Chúc bạn áp dụng thành công!

Theo daday24h

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận