Theo Tổ chức Tiểu đường Quốc tế (IDF), cứ ba giây lại có thêm một người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhưng với lối sống hiện đại, béo phì đang là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tiểu đường.
Tại sao béo phì gây ra bệnh tiểu đường?
Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn từ thức ăn được hấp thu vào trong máu. Nhờ có horemone chuyển hóa đường mới có thể đi vào tế bào và duy trì trong một phạm vi an toàn. Sự trao đổi chất diễn ra trong tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng.
Tuy nhiên, cơ chế vận chuyển và chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do:
– Số lượng horemone chuyển hóa đường thụ thể trên màng tế bào và chức năng của từng thụ thể đơn lẻ bị giảm sút;
– Những thụ thể sau khi được horemone chuyển hóa đường kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào bị tổn thương;
– Số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm;
– Chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm gây ra sự gia tăng glucose bất thường trong gan.
Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng horemone chuyển hóa đường được sản sinh ra, lượng glucose trong máu rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng horemone chuyển hóa đường. Hiệu quả hoạt động của horemone chuyển hóa đường ngày càng kém đi dẫn đến sự hoạt động quá sức của tụy để đảm bảo đủ horemone chuyển hóa đường cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm chứng năng của tuyến tụy, horemone chuyển hóa đường sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể và tiểu đường xuất hiện.
Phòng ngừa tiểu đường ở người béo phì bằng cách nào?
Chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, đường huyết và huyết áp được coi là chìa khóa trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường.
– Chế độ ăn: Ăn đủ bữa, không nhịn đói, không ăn quá nhiều, không ăn quà vặt, hạn chế dùng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều giàu mỡ, phủ tạng động vật. Tăng cường các loại hạt, rau, củ, quả để cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Duy trì chế độ ăn khoa học cũng giúp giảm cân nặng cơ thể.
– Vận động cơ thể: Cần duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày theo khả năng sức khỏe bản thân để tiêu hao năng lượng. Nên vận động thường xuyên 30-60 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, giữ cho tinh thần thoải mái và không bị stress.
– Cân nặng: Nếu áp dụng các biện pháp giảm cân như dùng thuốc, phẫu thuật,… cần theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa có uy tín. Nên đi kiểm tra sức khỏe và thử đường huyết định kỳ để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.
Hiện nay, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và công việc ít vận động đang là cơ hội cho căn bệnh tiểu đường ngày càng phát triển. Để không quá muộn khi đã trở thành nạn nhân của tiểu đường, hãy hành động tích cực hơn theo những khuyến cáo của các tổ chức y tế. Nếu bạn đang có nguy cơ bị tiểu đường “ghé thăm”, lựa chọn cho mình những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát đường huyết và phòng tránh các biến chứng tiểu đường.
Kiều Vân
Nguồn: clbtieuduong