Bệnh đau dạ dày có thể nói là căn bệnh rất phổ biến hiện nay khi mà nhịp sống bận rộn khiến con người tự mình làm tổn thương hệ tiêu hóa bằng việc ăn uống thiếu điều độ, thường xuyên uống nhiều đồ uống có gas, đồ có cồn, thức khuya, stress….Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, đây là từ dùng để chỉ tình trạng đau có do có tổn thương tại các vị trí trong dạ dày như viêm hay loét dạ dày, tá tràng, viêm hang vị, môn vị, viêm loét bờ cong dạ dày…
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày
➣Cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị. Đây là dấu hiệu ghi nhận được cả ở những người mắc bệnh tá tràng. Cảm giác đau thường là do tùy từng người: đau âm ỉ, đau tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại, các cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc no quá, khi ăn các món chua, cay…
➣Lười ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng: Triệu chứng bệnh đau dạ dày cũng bao gồm việc lười ăn, chán ăn. Do ăn không tiêu và tức bụng nên người bị đau dạ dày thường có các biểu hiện kém ăn. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là không phải ai kém ăn cũng đều do mắc bệnh dạ dày
➣Một trong những triệu chứng đau dạ dày thường gặp là ợ hơi, ợ chua
Đây là triệu chứng rất thường gặp. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức
➣ Chảy máu tiêu hóa – triệu chứng nguy hiểm của đau bao tử
Chảy máu tại dạ dày nguyên nhân chủ yếu do acid ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây tổn thương mạch máu, ngoài ra do uống rượu nhiều, do dùng thuốc giảm đau. Tình trạng chảy máu dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng cho người bị bệnh . Khi bị chảy máu dạ dày thì người bệnh thường bị nôn ra máu có màu đỏ tươi, máu đen hoặc có biểu hiện đi ngoài ra máu. Hiện tượng chảy máu dạ dày này xuất hiện ở những người có bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Điều trị bệnh đau dạ dày
Theo nghiên cứu, nguyên tắc điều trị bệnh đau dạ dày là làm cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, giúp dịu, tái tạo lại niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid tránh tái phát. Có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày trong dân gian mang lại hiệu quả trong trường hợp viêm dạ dày, tuy nhiên hiệu quả đối với mỗi trường hợp là khác nhau tùy theo mức độ viêm đau và chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh
1. Nghệ (Nghệ đen hoặc nghệ vàng) và mật ong:
Nghệ vàng và nghệ đen đều có tác dụng, giảm tiết dịch vị, giảm độ acid của dịch vị, tinh dầu nghệ giúp dễ tiêu, kháng viêm, kháng khuẩn nhẹ, dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu, nhanh lành vết viêm, tránh kích ứng ở dạ dày.
2. Gừng:
Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Gừng giúp giảm tiết acid dịch vị nhưng lại hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.
Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày. Hoặc một cốc nước gừng tươi pha ít mật ong khuấy đều mỗi buổi sáng cũng là cách giảm bệnh đau dạ dày hiệu quả.
3. Cam thảo:
Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng acid khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
4. Lá mơ lông:
Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
5. Chuối hột:
Ít ai biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Bài thuốc: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.
6. Cây nha đam:
Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.
7. Nước ép bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc chế với một cốc trà nóng uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp bạn dịu bớt cơn đau dạ dày.
8. Khoai tây:
Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
Bệnh đau dạ dày cần được phòng ngừa và khắc phục sớm ngay từ chế độ ăn uống vì đơn giản, đỡ tốn kém mà hiệu quả thì không thể phủ nhận