Dù phải âm thầm chịu đựng sự bất tiện và phiền toái do bệnh trĩ mang lại nhưng nhiều bệnh nhân ngại ngùng, trì hoãn và không muốn được điều trị, thăm khám. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ tâm lý chưa hiểu đủ và đúng về tác nhân gây bệnh hay do liệu trình điều trị bằng thuốc điều trị trĩ quá dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn, khiến người bệnh nản lòng.
Tuỳ theo diễn tiến, bệnh trĩ sẽ được phân thành 4 cấp độ chính:
- Độ một: Giai đoạn mới hình thành, triệu chứng chính là chảy máu, ngứa ngáy, ẩm ướt. Ở giai đoạn này, người bệnh thường nhầm lẫn với táo bón và dễ dàng xem nhẹ, bỏ qua.
- Độ hai: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự rút vào trong khi đại tiện xong. Đa số người bệnh nhận thức được giai đoạn này bằng kiến thức sẵn có, tham khảo thông tin qua Internet, gia đình, bạn bè thân nhưng vẫn không có hành động thăm khám cụ thể mà cố “giữ cho riêng mình”.
- Độ ba: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và không tự rút lại vị trí cũ, phải đẩy mới lên được.
- Độ bốn: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Chỉ khi bệnh diễn tiến đến hai cấp độ cuối, đa phần người bệnh mới lo lắng và chịu điều trị, thăm khám nhưng lúc này đã có nhiều biến chứng nguy hiểm và việc điều trị phức tạp hơn. Theo các chuyên gia, nhiều người biết mình bị trĩ nhưng vẫn không vượt qua được tâm lý e dè, lo ngại, sợ người xung quanh biết hay bị trêu chọc dù đây là căn bệnh rất phổ biến, cứ 10 người Việt thì có 5 người mắc phải. Bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn cay, uống rượu bia nhiều, ít vận động, đứng và ngồi nhiều, lao động nặng, trong thai kỳ, dùng nhiều sức khi đi đại tiện… Một khi nhận thức được trĩ chỉ là bệnh thông thường thì việc tiếp cận các phương thức điều trị, thăm khám mới cởi mở, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Điều trị trĩ không khó khăn. Trước hết, người bệnh cần khắc phục các thói quen không tốt, gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như: tránh bị táo bón bằng cách uống thật nhiều nước, ăn các loại rau, củ, quả tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin và chất xơ, tập thói quen đi tiêu đều đặn. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, mặc quần lót bằng vải cotton, quần ngoài rộng và thoải mái để tránh gây áp lực lên búi trĩ, tập thể dục thường xuyên, tránh làm việc nặng hay ngồi, đứng một chỗ quá lâu.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đầu tiên để được tư vấn, điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Điều trị bệnh trĩ cấp ở giai đoạn đầu bằng cách sử dụng thuốc điều trị trĩ hoặc điều trị nội khoa để cầm máu tức thời, kháng viêm chuyên biệt và tăng cường sức bền thành mạch.
Ngoài phẫu thuật khi bệnh nhân ở độ 3,4, với phương pháp điều trị trĩ cấp (độ một, độ hai), người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có thành phần Diếp cá, hòe hoa, hoàng kỳ, trắc bá diệp… giúp bổ khí thăng dương, chi huyết, nhuận tràng và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Theo bác sĩ Hùng, để chấm dứt những phiền phức kéo dài, giảm thiểu công sức, thời gian và chi phí điều trị, được trở lại cuộc sống thoải mái như trước, bệnh nhân trĩ cần tháo bỏ rào cản tâm lý e ngại, tìm đến giải pháp hiệu quả và kiên nhẫn tuân thủ theo liệu trình phù hợp khi có triệu chứng đầu của trĩ hoặc phẫu thuật ngay khi búi trĩ đã sa ra ngoài.