Bị chuột rút về đêm – Hãy nghĩ ngay đến suy giãn tĩnh mạch

chuột rút về đêm
  1. Hiện tượng chuột rút là gì?
  2. Nguyên nhân bị chuột rút
  3. Cách chữa chuột rút về đêm hiệu quả
  4. Những mẹo xử trí khi bị chuột rút
  5. Phòng tránh chuột rút về đêm

Chuột rút về đêm là một triệu chứng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi. Nếu gặp phải biểu hiện này thường xuyên, hãy nghĩ ngay đến suy giãn tĩnh mạch.

chuột rút về đêm
Chuột rút về đêm thường xuyên là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch

Hiện tượng chuột rút là gì?

Chuột rút là những cơn co thắt của một cơ hay một nhóm cơ, thường nhất là những cơ ở mặt sau cẳng chân. Các cơn này xảy ra đột ngột, ngoài ý muốn của con người. Các cơn co thắt có thể kéo dài trong vài giây hoặc kéo dài đến trên 10 phút.

Chuột rút có thể rất đau, nhiều người mô tả cơn đau như bóp chặt cẳng chân và gây ra nỗi kinh hoàng lo sợ cho rất nhiều người. Ở một số người các cơn chuột rút có thể xảy ra liên tục và có khi kéo dài trong vài ngày. Đau do chuột rút có thể vẫn còn gây khó chịu đến tận ngày hôm sau. Sau khi bị chuột rút, bệnh nhân đi lại rất khó khăn.

Nguyên nhân bị chuột rút

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chuột rút: do thiếu oxy đến cung cấp cho cơ, hoặc rối loạn một số chất điện giải quan trọng như: thiếu canxi hoặc kali máu.

Chuột rút còn gặp ở người cao tuổi do mắc bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực, thiếu máu, Parkinson, các rối loạn về thần kinh, bệnh mạch máu hai, xơ gan, người có bàn chân phẳng.

suy giãn tĩnh mạch
Trên 70% số bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút về ban đêm

Chuột rút có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu…) hoặc do lọc thận.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây chuột rút thường hay gặp nhất trong y khoa là tình trạng chuột rút về ban đêm do suy hệ thống tĩnh mạch của chân.

Người ta thấy rằng có đến trên 70% số bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút về ban đêm. Có những bệnh nhân bị chuột rút hàng đêm đến nỗi bệnh nhân không dám ngủ và đưa đến tình trạng trầm cảm nặng.

Nên hỗ trợ điều trị chuột rút do suy giãn tĩnh mạch càng sớm càng tốt

Cách chữa chuột rút về đêm hiệu quả

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây chuột rút về ban đêm của bệnh nhân là tình trạng suy tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải được hỗ trợ điều trị sớm và dứt điểm. Việc hỗ trợ điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ, không xoa dầu nóng… Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại thuốc, thảo dược làm bền thành mạch, cải thiện sự lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch, sử dụng các loại tất áp lực để hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch.

Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia về tĩnh mạch học thấy rằng những thảo dược như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hòe hoa, Đương quy, Địa long, Xích thược, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch. Trong đó:

chữa chuột rút về đêm
Các dược liệu tốt cho thành mạch, cải thiện tình trạng chuột rút về đêm
  • Nhân sâm: có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
  • Hoàng kỳ: tác dụng làm tăng tính co và biên độ co mạch.
  • Hòe hoa: giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
  • Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sung. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
  • Địa long: Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
  • Xích thược: tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ. Hoạt chất Paeoniflorin giúp ức chế thần kinh, chống co thắt giảm đau và chống viêm.
  • Đào nhân: ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
  • Bạch thược: Hiệu quả tốt trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
  • Xuyên khung: chứa thành phần hoá học Ligustrazin có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu trên hệ tim mạch.
  • Hồng hoa: tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
hộ mạch an
Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, cải thiện tình trạng chuột rút về đêm

Hiện nay, kế thừa và phát huy bài thuốc cổ truyền từ những dược liệu trên, công ty Gpharm đã bào chế thành công viên uống Hộ Mạch An với cơ chế tác động chính vào hệ tĩnh mạch sâu của chi dưới giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch đồng thời tán huyết và ngừa huyết khối. Giúp giảm các triệu chứng đau mỏi chân, tê phù chân, vọp bẻ, tĩnh mạch nổi li ti dưới da.

Sản phẩm được khuyến cáo dùng cho các đối tượng bị tê nhức chân tay, nặng phù chân, bị chuột rút, mỏi chân do suy giãn mạch chân, suy giãn tĩnh mạc, giãn tĩnh mạch nhện ở chân, tắc nghẽn mạch máu chi; Người có yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch máu như thường xuyên trong tư thế đứng lâu, ngồi lâu, hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, ít vận động, xơ vữa mạch máu.

Nếu thường xuyên có hiện tượng chuột rút ban đêm, người bệnh không nên chủ quan để tránh bệnh diễn biến nặng sẽ gây khó khăn khi điều trị. Sử dụng Hộ Mạch An là giải pháp hiệu quả để chấm dứt bị chuột rút và ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Những mẹo xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt vào ban đêm thì bạn có thể áp dụng những mẹo sau để giảm nhanh các biểu hiện:

cách xử lý khi bị chuột rút
Một số cách xử lý khi bị chuột rút
  • Cách chữa chuột rút bắp chân: duỗi cơ về phía ngược lại (ví dụ căng cơ trước thì co chân về sau), sau đó từ từ kéo giãn từng đầu ngón chân hướng lên trần nhà.
  • Cách chữa chuột rút bắp đùi: trường hợp căng cơ bắp đùi thì bạn nên nhờ sự trợ giúp của một người khác, kéo chân duỗi thẳng và ấn đầu gối.
  • Cách chữa chuột rút cơ xương sườn: xoa đều và nhẹ nhàng bắp thịt quanh ngực, đồng thời hít thở sâu và thả lỏng người, từ từ máu sẽ lưu thông bình thường trở lại.

Xoa bóp nhẹ lên vùng bị đau tê, chườm lạnh hoặc chườm nóng tại vị trí cơ bị căng. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh hoặc đổ nước nóng lên da mà phải ngăn cách bởi 1 lớp vải. Sau khi chườm thì vận động nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ tức thì như trên, để chuột rút không trở lại bạn cũng có thể sử dụng các mẹo chữa chuột rút có hiệu quả lâu dài như các bài tập vận động. Đối với chuột rút chân bạn có thể thực hiện bài tập đứng thẳng bằng nửa bàn chân trước, từ từ nhón gót chân sau đó hạ gót chân không chạm đất, giữ trong một vài giây rồi lặp lại động tác nhón gót. Làm động tác này một vài lần mỗi ngày có thể hạn chế co thắt cơ ở bắp chân.

Phòng tránh chuột rút về đêm

Khi cơ bắp bạn bị chuột rút, cơn đau căng cơ có thể khiến bạn đau đớn và làm gián đoạn thời gian làm việc của bạn. Nếu trường hợp bạn là vận động viên thì chuột rút sẽ ảnh hưởng đến kết quả thành tích của bạn. Vậy để đề phòng hiện tượng chuột rút nói chung và chuột rút về đêm nói riêng, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

phòng tránh chuột rút
Tắm nước nóng và khởi động kỹ trước khi tập thể dục giúp giảm tình trạng chuột rút
  • Khởi động cơ thể bằng các động tác đơn giản để lưu thông và tuần hoàn máu trước và sau khi chơi thể thao.
  • Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện hoặc vận động, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Tắm nước nóng giúp máu lưu thông đến cơ bắp dễ dàng hơn. Không nên tắm nước lạnh ngay khi vừa tập luyện hay làm những công việc vận động mạnh xong.
  • Thả lỏng cơ thể và giãn cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ.
  • Không nên mang giày chật hoặc đi gót cao. Thay vào đó, nên đi tất đàn hồi để tránh các dây tĩnh mạch chân bị chèn ép.
  • Trị liệu bằng mát xa: có thể giảm khả năng bị chuột rút bằng cách mát xa cơ thông qua máy móc hỗ trợ mát xa hoặc đến các spa thư giãn.
  • Bổ sung đầy đủ các chất khoáng, muối khoáng. các chất điện giải cho cơ thể.

Chuột rút thông thường sẽ không nguy hiểm, thế nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì sẽ gây bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, chuột rút đôi khi cũng là dấu hiệu của một vài căn bệnh khác nữa vì thế hãy để ý và cẩn trọng khi bạn bị chuột rút thường xuyên.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận