Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng vùng tĩnh mạch bị giảm chức năng, khiến hoạt động đưa máu trở về tim gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các thầy thuốc Y học cổ truyền đã và đang ứng dụng thuốc Đông Y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất hiệu quả.
Thuốc Đông Y chữa suy giãn tĩnh mạch
Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông Y thường tập trung vào điều trị tận gốc vấn đề. Theo Y Học Cổ Truyền, huyết ứ và khí trệ (hiện tượng không lưu thông máu từ ngoại vi về tim) chính là nguyên nhân chủ chốt gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vì vậy, để chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông Y, cần kết hợp các liệu pháp hành khí, hoạt huyết, tán ứ nhưng không quên bảo vệ thành mạch máu.
Cơ thể con người, theo lý luận của Đông Y, là một khối hoạt động thống nhất, vận hành theo nguyên tắc sức: một cơ quan bị ảnh hưởng đều gây ra vấn đề sức khỏe đối với các bộ phận còn lại. Vì lẽ này, các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cũng có thể gặp các biểu hiện bên ngoài như tê tay, tiền đình, đau mỏi vai gáy…
Vì vậy, thay vì đơn thuần kiểm soát các triệu chứng của bệnh, Đông Y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo hướng cải thiện lưu thông máu của cơ thể, đồng thời bảo vệ thành mạch bền vững tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt về tim nhằm giảm áp lực lên van tĩnh mạch, không chỉ giúp bệnh được điều trị hiệu quả mà còn có tác dụng ngăn ngừa suy van tĩnh mạch.
Dược liệu Đông y điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Một số vị thuốc thường được các thầy thuốc sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch trong Đông y :
- Nhân sâm: có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Hoàng kỳ: tác dụng làm tăng tính co và biên độ co mạch.
- Hòe hoa: giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
- Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sung. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
- Địa long: Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
- Xích thược: tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ. Hoạt chất Paeoniflorin giúp ức chế thần kinh, chống co thắt giảm đau và chống viêm.
- Đào nhân: ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
- Bạch thược: Hiệu quả tốt trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
- Xuyên khung: chứa thành phần hoá học Ligustrazin có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu trên hệ tim mạch.
- Hồng hoa: tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Không ăn đồ ăn cay và nóng, đồ khó tiêu.
- Bảo đảm duy trì giấc ngủ đủ và sâu, ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
- Tăng cường tiêu thụ các loại rau củ quả.
- Hạn chế thời gian đứng hoặc ngồi lâu trong công việc thông qua thời gian giải lao để giảm ứ máu.
- Cân nặng cần duy trì ở mức ổn định, thường xuyên hoạt động thể chất.
Nguồn: techantay.com