Hôn mê là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường, thường xảy ra đột ngột và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Hôn mê do đái tháo đường là gì?
Hôn mê do đái tháo đường là biến chứng xảy ra khi đường huyết tăng cao hay hạ thấp, biến chứng này có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khi rơi vào trạng thái hôn mê, người bệnh tiểu đường không thể phản ứng với âm thanh, ánh sáng hay các loại kích thích. Có thể ngăn chặn biến chứng này bằng cách kiểm soát đường huyết ổn định.
Triệu chứng nhận biết hôn mê do đái tháo đường
Trước khi rơi vào trạng thái hôn mê, người bệnh thường găọ phải các dấu hiệu và triệu chứng của tăng hay hạ đường huyết.
* Nếu tăng đường huyết, người bệnh thấy các biểu hiện sau:
- Khát nhiều
- Tiểu nhiều
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn
- Khó thở
- Đau dạ dày
- Hơi thở có mùi trái cây
- Nhịp tim nhanh
* Nếu hạ đường huyết, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện:
- Run rẩy
- Nhiều mồ hôi
- Cảm thấy đói
- Cáu kỉnh
- Nhịp tim không đều hoặc nhanh
- Sa sút trí tuệ.
Ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của đường huyết tăng cao hay hạ thấp, cần kiểm tra lượng đường trong máu và thực hiện theo kế hoạch điều trị chữa bệnh tiểu đường dựa trên chỉ số đường huyết đó. Hãy kêu gọi sự trợ giúp của bác sĩ nếu cảm thấy sức khỏe không tốt lên và cơ thể lả đi dần.
Nguyên nhân dẫn đến hôn mê tiểu đường
Đường huyết tăng cao hay hạ thấp quá lâu đều có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Nếu các tế bào cơ bắp trở nên đói năng lượng, cơ thể có thể đáp ứng bằng cách phá vỡ các chất béo. Quá trình này giải phóng axit độc hại được biết đến như ceton. Nếu không được điều trị, toan xêtôn do đái tháo đường có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường. Toan ceton do đái tháo đường thường gặp nhất ở những người có bệnh tiểu đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường type 2 hay bệnh tiểu đường thai kì.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu (hyperosmolar): Nếu lượng đường trong máu 600 mg/dL hoặc 33 mmol /L hoặc cao hơn, tình trạng này được gọi là hội chứng hyperosmolar tiểu đường. Khi đường trong máu cao, đường vượt qua từ máu vào trong nước tiểu, gây nên một quá trình lọc rút ra số rất lớn chất lỏng từ cơ thể. Nếu không được điều trị có thể gây ra hội chứng hyperosmolar mất nước đe dọa tính mạng và hôn mê. Hội chứng hyperosmolar tiểu đường thường gặp nhất ở người lớn tuổi trung niên và lớn tuổi có bệnh tiểu đường type 2.
Hạ đường huyết: Não cần glucose để hoạt động. Nếu lượng đường trong máu thấp có thể gây ra mất kiểm soát ở não bộ. Hạ đường huyết có thể được gây ra bởi quá nhiều horemone chuyển hóa đường hoặc ăn quá ít. Tập thể dục quá mạnh hoặc uống quá nhiều rượu có thể có tác dụng tương tự. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn.
Yếu tố nguy cơ
Bất cứ ai có bệnh tiểu đường có nguy cơ hôn mê tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ thường kể đến bao gồm:
- Kiểm soát đường huyết không tốt
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường
- Hội chứng hyperosmolar bệnh tiểu đường, đặc biệt là nếu đang ở tuổi trung niên hoặc lớn hơn.
- Bệnh tật, chấn thương hay phẫu thuật ở người bệnh tiểu đường
- Bỏ qua horemone chuyển hóa đường mặc dù là đối tượng phải tiêm.
- Uống rượu hay sử dụng chất kích thích.
Các biến chứng
Không được điều trị, hôn mê tiểu đường có thể dẫn đến các hậu quả nguy hiểm:
- Tổn thương não vĩnh viễn
- Tử vong
Biện pháp xử lý và thuốc
Cấp cứu xử lý cho bệnh nhân hôn mê tiểu đường phụ thuộc vào việc lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp.
Lượng đường trong máu cao:
- Dịch tĩnh mạch để phục hồi nước đến các mô.
- Kali, natri phosphat, bổ sung để giúp các tế bào hoạt động tốt.
- Horemone chuyển hóa đường để giúp mô hấp thụ glucose một lần nữa.
- Xử lý cho bất kỳ bệnh nhiễm trùng cơ bản.
Lượng đường trong máu thấp:
- Glucagon tiêm, sẽ gây ra lượng đường trong máu nhanh chóng tăng.
- Ý thức thường trở lại khi lượng đường trong máu đạt đến một mức độ bình thường.
Phòng chống
Kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp ngăn ngừa hôn mê bệnh tiểu đường. Những lời khuyên sau có thể giúp bạn:
- Kiểm soát đường huyết: Có chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn và dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát đường huyết ổn định. Điều này sẽ giúp người bệnh tiểu đường tránh xa các nguy cơ biến chứng.
- Đo đường huyết thường xuyên để chắc chắn rằng không có sự đột biến về chỉ số này.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Báo ngay những bất thường về đường huyết để bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thời gian uống thuốc.
- Kiểm tra các ceton khi lượng đường trong máu cao. Kiểm tra nước tiểu cho ceton khi lượng đường trong máu trên 240 mg/dL (13 mmol/L).
- Nếu đường huyết hạ thấp, cần xử lý kịp thời bằng cách ăn một miếng bánh hay uống một cốc nước ngọt.
- Hạn chế uống rượu. Vì rượu có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Báo ngay với người thân khi có bất kỳ biến chứng tiểu đường nào để yêu cầu sự trợ giúp.
Lê An
Nguồn: clbtieuduong