Biểu hiện sớm của suy giãn tĩnh mạch chân thường dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh khác như: thiếu canxi, viêm tắc động mạch,…. Theo thống kê, có đến 70% người bệnh bỏ qua những dấu hiệu ban đầu cho đến khi bệnh phát nặng mới đi khám. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và lâu dài gây tốn kém, vì các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch thường chỉ tác dụng tốt trong giai đoạn đầu.
Những biểu hiện sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường rất mờ nhạt. Tuy nhiên, nếu chú ý người bệnh sẽ thấy những dấu hiệu sau:
- Da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, đó là do các mao mạch bị giãn, bị tác động và vỡ gây xuất huyết. (Mao mạch là hệ thống mạch máu nhỏ nhất trên cơ thể).
- Chân thường xuyên bị tê: khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân dễ bị tê, tình trạng này sẽ bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).
- Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân: cảm giác này gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu. Thường khi vẫn động chân sẽ không bớt như tê chân.
- Xuất hiện mạch máu li ti nổi dưới da: đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Một số bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
- Một số bệnh nhân còn mô tả họ bị đau râm râm (âm ỉ) vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.
- Chân nặng, mỏi về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
- Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm.
Phương pháp điều trị sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Khi phát hiện thấy những dấu hiệu như trên, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên đi khám càng sớm càng tốt để có kết luận chính xác. Thông thường, ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được điều trị bằng các biện pháp không can thiệp.
Dùng tất y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Đây là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nhưng việc lựa chọn tất phải phù hợp với kích thước của người sử dụng theo số đo 3 vòng: đùi, bắp chân và cổ chân, để việc điều trị có hiệu quả hơn, tránh trường hợp mang tất quá lỏng không có hiệu quả điều trị bệnh, và nếu quá chật gây ngăn cản dòng máu.
Khi đi ngủ phải tháo tất ra, khoảng 6 tháng thay tất một lần, và không được sử dụng tất cho người bị tiểu đường, do người bệnh tiểu đường lượng máu đến vùng chân đã ít nếu mang tất sẽ gây chèn ép các mạch máu, lảm giảm mạnh lượng máu đến chân.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ
Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chủ yếu là những thuốc có tác dụng làm bền vững thành mạch, giảm tê nhức chân, nặng mỏi và phù chân. Thuốc dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch thường chứa các hoạt chất:
- Diosmin: có tác dụng điều trị cấp và mãn tính bệnh trĩ, chống viêm, làm tăng trương lực tĩnh mạch, khôi phục tính thấm của mao mạch.
- Hesperidin: có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống thấp khớp, hạ huyết áp và điều trị trĩ .
- Aescin trong cao hạt dẻ ngựa: kháng viêm, kháng phù nề, giảm tê nhức, đau nặng chân, chống thấp khớp và làm bền, làm co thành mạch…
- Rutin có tác dụng làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, giảm tính thấm của thành mạch, cầm máu và chống xuất huyết mao mạch, rutin trong hoa hòe còn được dùng để điều trị bệnh trĩ.
- Vitamin C: giúp tăng sức đề kháng, làm tăng sản xuất Colagen, tạo liên kết vững chắc các cơ trong cơ thể.
Ngoài ra, các bài thuốc từ Đông y cũng rất hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Điển hình là sản phẩm Hộ Mạch An với công dụng giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch; Hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay, đã được nhiều người bệnh và bác sĩ tin dùng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện giúp cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện:
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc
- Hạn chế ăn thịt đỏ
- Hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
- Tập thể dục mỗi ngày: Không tập các động tác nặng (nâng, đẩy tạ), không tập các động tác gập chân quá lâu (ngồi thiền)….
Theo: techantay