Đông Tây Y kết hợp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

đông tây y chữa tiểu đường

Kết hợp đông – tây y trong kiểm soát bệnh tiểu đường đang là hướng đi đáng lưu ý. Khi kết hợp thuốc kiểm soát đường huyết với các dược thảo có tác dụng bảo vệ gan, thận, điều hòa rối loạn lipid máu, chống ô xy hóa, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch…Đã là thuốc thì loại nào cũng có tác dụng phụ, tác dụng bất lợi ngoài ý muốn. Tất cả thuốc tiểu đường cũng không ngoại lệ, kể cả thuốc đông y. Phần lới tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường thường không trầm trọng, đã được biết tương đối rõ, sẽ biến mất khi ngừng thuốc và ít để lại di chứng.

Kết hợp Đông Tây Y nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn trong chữa bệnh tiểu đường

Nói chung, thuốc tiểu đường đều làm giảm đường máu, khi dùng thuốc quá liều đều gây hạ đường huyết dưới mức bình thường, nếu nặng sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê. Kiểm tra đường huyết, tái khám định kỳ sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc và liều dùng phù hợp. Duy trì chế độ ăn hợp lý, không quá kiêng ăn hoặc bỏ bữa sẽ tránh được tác dụng hạ đường huyết.

Dị ứng thuốc tiểu đường có thể gặp với các biểu hiện nổi ban mẩn ngứa ngoài da, phù mắt và mặt. Khi ngừng thuốc thì các dấu hiệu dị ứng sẽ giảm và hết. Việc cần làm tiếp theo là thông báo cho thầy thuốc để được chỉ định loại thuốc khác.

điều trị tiểu đường - thuốc tiểu đường - chữa bệnh tiểu đường
Kết hợp đông – tây y trong kiểm soát tiểu đường giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết

Lưu ý khi kết hợp thuốc tiểu đường với các loại thuốc khác

Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy có thể xảy ra khi sử dụng metformin (glucophage). Uống thuốc sau bữa ăn và giảm liều là biện pháp hữu ích trong phòng chống tác dụng phụ này. Nếu vẫn còn đầy bụng, tiêu chảy thì phải ngưng uống metformin.

Nhưng nếu bị đầy bụng, tiêu chảy khi uống acarbose (glucobay) thì không nên lo lắng, vì đây là tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong ruột của nhóm thuốc này. Tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa ít nghiêm trọng, có thể giảm hoặc mất hẳn khi giảm liều hoặc ngưng thuốc.

Một số thuốc có tác dụng làm tăng cân, các sulfonylurea gây tăng cân nhẹ (1-2 kg), các thiazolidinedione (TZD) có thể làm tăng 2-4 kg.

Nhóm thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone) có tác dụng phụ giữ nước sẽ bất lợi với người suy tim, không được dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng tim.

Khi uống metformin, sulphonylurea, hoặc nhóm ứng chế DPP-IV, có thể gặp nững tác dụng bất lợi trên gan, thận. Không dùng metformin cho người suy thận, suy gan, suy hô hấp, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi. Cũng thận trọng khi điều trị TZD cho bệnh nhân tiểu đường bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan cao. Đánh giá chức năng gan thận là cần thiết trước khi dùng nhóm thuốc này.

Phần lớn tác dụng phụ của thuốc tiểu đường có thể phòng tránh được. Tái khám và xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp thầy thuốc chọn lựa cách điều chỉnh đường huyết tốt nhất cho từng người bệnh.

Kết hợp đông – tây y trong kiểm soát bệnh tiểu đường là một hướng đi đáng lưu ý. Đặc biệt là khi kết hợp thuốc tiểu đường kiểm soát đường huyết với các dược thảo có tác dụng bảo vệ gan, thận, điều hòa rối loạn lipid máu, chống ô xy hóa, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch…

Khi phối hợp thuốc tây với thuốc tây, hay thuốc tây với thuốc đông khi sử dụng thuốc tiểu đường, cần lựa chọn các phương cách kết hợp dựa trên chứng cứ khoa học của các công trình nghiên cứu nghiêm túc. Từ đó, tận dụng những tương tác có lợi nhất để ứng dụng trong kiểm soát một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính và phức tạp như khi chữa bệnh tiểu đường.

PGS-TS Nguyễn Phương Dung

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận