Nguyên nhân khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu

ngủ chập chờn

Ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, với những trường hợp ngủ không sâu giấc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, nếu muốn ngăn chặn hệ lụy xấu thì cần xử lý hiện tượng này càng sớm càng tốt.

Ngủ chập chờn không sâu giấc

Giấc ngủ của chúng ta gồm có 3 giai đoạn chính: 2 giai đoạn đầu là lúc cơ thể đi vào trạng thái ngủ, giai đoạn thì 3 là thời điểm giấc ngủ sâu. Ngủ không sâu giấc tức là trạng thái ngủ chập chờn, người ngủ ở trạng thái mơ hồ, thường xuyên mơ và giật mình thức giấc.

Như thế có nghĩa là giấc ngủ chỉ đang ở giai đoạn 1 và 2, không thể đến được giai đoạn thứ 3. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần có một tác động rất nhỏ thôi cũng có thể gây tỉnh giấc.

Những nguyên nhân chính

Muốn chữa bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao, trước tiên chúng ta cần phải biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Căn nguyên của tình trạng này chủ yếu là:

Ăn quá nhiều protein vào bữa tối

Một chế độ ăn có quá nhiều protein khiến cho cơ thể cần nhiều thời gian và năng lượng thì mới có thể tiêu hóa được. Đặc biệt, chế độ ấy đến vào buổi tối sẽ vô tình khiến cho cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa hết thức ăn.

Dùng nhiều caffeine kích thích não

Để tiêu thụ hết caffeine thì hệ tiêu hoá cần một khoảng thời gian 45 phút – 1 tiếng. Tiếp sau đó, lượng caffeine sẽ ở trong cơ thể khoảng vài giờ nên khiến cho cơ thể có trạng thái hưng phấn trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những người thường xuyên dùng caffeine vào buổi tối có giấc ngủ không sâu.

Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng kích thích cho não bộ hoạt động tỉnh táo hơn. Vì thế, khi đi ngủ vào ban đêm, nếu chúng ta duy trì môi trường ngủ quá nhiều ánh sáng sẽ làm kích thích sự hoạt động của não bộ từ đó gây nên ngủ không sâu giấc.

Tập thể dục sát giờ đi ngủ

Mặc dù tập thể dục là cần thiết để tăng cường sức khỏe nhưng nếu nó được thực hiện sai thời điểm mà cụ thể ở đây là quá gần giờ ngủ thì sẽ dễ làm cho giấc ngủ không sâu. Điều này được lý giải như sau: sau một ngày hoạt động, cơ thể đã mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi; tập thể dục gần giờ ngủ tức là đã vô tình đánh thức cơ thể.

Thực tế cho thấy đây là tình trạng đang xảy ra với rất nhiều người nhưng lại hay bị cho qua. Nếu bạn đang chưa biết ngủ không sâu giấc phải làm sao và đã suy luận ra mình đang rơi vào trường hợp này thì hãy dừng việc tập thể dục trước giờ đi ngủ lại ngay lập tức.

Người mắc bệnh mất ngủ

Mất ngủ tức là khó hoặc không ngủ được. Tình trạng này chỉ xảy ra ngày một ngày hai thì không sao nhưng nếu nó kéo dài sẽ trở thành mất ngủ mãn tính và gây ra rất nhiều hệ lụy.

Mất ngủ khi đã trở thành bệnh sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, suy nhược cơ thể, suy giảm các chức năng liên quan và có thể dẫn đến một số bệnh lý bên trong cơ thể. Ngủ không sâu giấc phải làm sao trong trường hợp này bắt buộc phải có được sự can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.

Người bị trầm cảm

Trầm cảm có liên quan tới hệ thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não bộ, trong đó có cả chu kỳ của giấc ngủ. Người bị trầm cảm thường có nhịp thức ngủ thất thường, xáo trộn đồng hồ sinh học nên ngủ không sâu giấc trong thời gian dài.

Bị rối loạn tiền đình

Triệu chứng khởi đầu của bệnh rối loạn tiền đình chính là hay thức giấc khi ngủ, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, khi tỉnh giấc và nhìn những vật xung quanh sẽ có cảm giác không bình thường, ngồi dậy khó khăn, trở mình lao đao,…

Bị thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não làm suy giảm khả năng cung cấp oxy, chất dinh dưỡng nuôi não và lượng máu lên não. Hậu quả của nó chính là tế bào thần kinh não bị thiếu năng lượng hoạt động và khiến cho các hoạt động chức năng của não bị ảnh hưởng. Ngủ không sâu giấc cũng là kết quả của tình trạng ấy.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Người bị hội chứng này hay ngáy, mất ngủ, ngủ không sâu, ngủ khó,… Đây là một hội chứng nguy hiểm vì nó xuất phát từ nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

Giải pháp khắc phục

Như những phân tích ở trên có thể thấy muốn tìm ra giải pháp chấm dứt nỗi lo ngủ không sâu giấc phải làm sao thì cần phải biết được căn nguyên gây ra hiện tượng này. Đây là điều mà hầu hết chúng ta không thể tự làm được. Vì thế, khi bạn gặp phải tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài và không tìm được biện pháp khắc phục thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện một số kiểm tra giúp tìm ra nguyên nhân rồi mới có giải pháp hiệu quả được.

Với những trường hợp ngủ chập chờn không sâu giấc do nguyên nhân bệnh lý thì giải pháp khắc phục duy nhất là chữa khỏi bệnh lý gây ra hiện tượng ấy. Những trường hợp ngủ không sâu giấc do yếu tố khách quan thì một số phương pháp sau sẽ là giải pháp thoát khỏi lo âu ngủ không sâu giấc phải làm sao để có giấc ngủ chất lượng hơn:

– Lên cho mình một lịch ngủ vào một khung giờ cố định mỗi ngày.

– Khi nằm ngủ hãy chọn một chiếc gối không cao quá hay thấp quá, tốt nhất là nên nằm ngửa để ngủ.

– Để môi trường ngủ tối nhất có thể và tắt mọi nguồn ánh sáng màu xanh để giấc ngủ không bị ảnh hưởng.

– Luôn đảm bảo giường, đệm, chăn, gối sạch sẽ để kích thích chất lượng giấc ngủ.

– Không dùng caffeine vào buổi tối, không tập thể dục gần giờ đi ngủ và không nên ăn đồ ăn nhiều năng lượng vào buổi tối.

– Trước khi đi ngủ hãy loại bỏ mọi lo âu, căng thẳng ra khỏi tâm trí.

– Giảm thiểu công việc ở buổi cuối ngày.

Một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại rằng với những ai chưa biết ngủ không sâu giấc phải làm sao khi hiện tượng này kéo dài thì cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân khiến mình bị như vậy. Chỉ có thế thì chất lượng giấc ngủ của bạn mới được cải thiện hiệu quả.

Nguồn: matngukeodai

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận