Những thứ nên và không nên để phòng tránh bệnh dạ dày

phòng tránh bệnh đạ dày

Từ xưa đã lưu truyền câu nói: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, ngẫm lại thấy điều đó vẫn không sai cho đến ngày nay. Ở mỗi địa phương có nền ẩm thực khác nhau, mỗi cá nhân lại có khẩu vị riêng biệt, nếu thói quen ăn uống mất cân bằng thì bệnh vào đường miệng là điều chắc chắn không tránh khỏi. Bàn về chuyện bệnh thì đúng là bệnh tật của con người ta phần nhiều là do ăn uống như: tiểu đường, sỏi thận, mỡ trong máu, xơ gan, béo phì .v.v…

Đi dọc theo ống tiêu hóa thì thấy có: viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trĩ… đều có sự “đóng góp” lâu ngày của quá trình ăn uống, vì vậy, cải thiện vấn đề ăn uống hay còn gọi nôm na là “kiêng cữ” đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân và góp phần phòng tránh bệnh.
Có những bệnh khác nhau nhưng lại kiêng cữ giống nhau nên nhiều bệnh nhân tỏ ra nghi ngờ dẫn đến không thực hiện tốt việc cải thiện ăn uống, bệnh cứ vậy mà trị hoài không khỏi, hoặc tái đi tái lại rồi chuyển thành mãn tính. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như điều kiện ăn uống, thói quen, bệnh về răng miệng… cũng cần được nhắc tới. Đừng xem thường việc kiêng cữ ăn uống, bệnh vào từ miệng thì phải ngăn ngừa tại miệng.

phòng tránh bệnh đạ dày

Để phòng tránh bệnh dạ dày thì thấy điều chỉnh ăn uống vừa dễ mà cũng vừa khó:

Nên

– Ăn đúng bữa, đủ bữa: Khi bỏ bữa ăn hoặc quá bữa mới ăn làm cho bụng đói quá lâu chính là điều kiện thích hợp để dịch vị tiêu hóa niêm mạc dạ dày thay cho thức ăn.

-Ăn vừa đủ no: nếu ăn ít thì chẳng mấy chốc thức ăn được tiêu hóa hết, rồi nồng độ acid lại tăng lên. Ăn quá no thì khổ cho dạ dày làm việc quá sức, lại đau thêm.

-Ăn đủ chất: một khi có bệnh nghĩa là cơ thể có điểm mất cân bằng, mà mất cân bằng thường có xu hướng quá trình này kéo theo quá trình kia cùng bất ổn, viêm loét dạ dày cũng vậy, nếu kéo dài thì trước sau gì cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, rối loạn biến dưỡng. Vậy nên cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể để tránh một bệnh kéo theo hai, ba bệnh.

-Nên ăn: thức ăn mềm, dễ tiêu, ít tẩm ướp gia vị, ít dầu mỡ. Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nếu uống sữa thì nên chọn sữa ít béo. Ăn đủ chất xơ có trong ngũ cốc, các loại đậu, rau, củ, quả để tránh táo bón.

Cần tránh:

-Chia thành quá nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày vì điều này có thể làm thay đổi phản xạ tiết acid, làm tăng lượng acid trong dạ dày.

-Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà đặc, nước ngọt có gaz, thuốc lá.

-Gia vị cay, nóng: tiêu. ớt, bột cà ri, quế gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

-Thực phẩm có vị chua làm tăng nồng độ acid: chanh, dưa cải muối, xoài chua…

-Thực phẩm khó tiêu, gây đầy hơi như các chất béo, nhiều dầu mỡ, hành, bắp cải… nên tránh dùng nếu thấy khó chịu. Các loại mắm cá, mắm tôm, mắm ruốc… cũng nên hạn chế.

Bên cạnh điều chỉnh chể độ ăn uống để phòng tránh bệnh dạ dày thì bệnh nhân nên chủ động hỗ trợ khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng bằng các sản phẩm từ thảo dược, sao cho vừa bảo vệ được niêm mạc, mau lành vết loét mà vẫn đảm bảo chức năng tiêu hóa ổn định, hấp thu tốt các chất.

Nguồn: daday24h.com

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận