- Suy tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến
- Nữ giới dễ bị suy tĩnh mạch hơn nam
- Phù nặng chân do suy giãn tĩnh mạch
- 3 nhóm triệu chứng suy tĩnh mạch chân
- Các phương pháp chữa phù nặng chân
- Phòng ngừa phù nặng chân do suy giãn tĩnh mạch
Cảm giác nặng chân, mỏi và phù chân bó chặt ở bắp chân… vào cuối ngày là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Đây có thể chỉ là hiện tượng bình thường nhưng bạn chớ nên chủ quan vì phù chân, nặng chân cũng là một trong những biểu hiện sớm giúp cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến
Suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch không thể khép kín để đẩy hoàn toàn máu về tim, một lượng máu từ tĩnh mạch chảy ngược xuống dưới chân theo chiều trọng lực và ứ lại. Chính dòng trào ngược này làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch dưới, đồng thời kéo dãn thành tĩnh mạch làm nặng thêm tình trạng máu chảy ngược dòng. Hậu quả là dẫn tới tình trạng ứ máu ở chi dưới gây phù, nặng chân, vọp bẻ, tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo dưới da, viêm, loét da do loạn dưỡng. Đáng sợ nhất là nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi, có thể dẫn tới tử vong.
Nữ giới dễ bị suy tĩnh mạch hơn nam
Phụ nữ có nguy cơ bị suy tĩnh mạch cao hơn nam giới do hormone progesterone cao hơn. Mất cân bằng progesterone có thể dẫn đến tổn thương các van nhỏ bên trong tĩnh mạch, khiến chúng không còn làm tốt nhiệm vụ giữ cho máu chảy theo một hướng về tim. Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện rằng các tĩnh mạch lớn trong cơ thể, tĩnh mạch chân thường nhạy cảm với progesterone hơn là với estrogen, một nội tiết sinh dục nữ khác.
Bản thân việc mang thai cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở phụ nữ. Khi thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, dẫn đến các tĩnh mạch giãn ra và các van hoạt động kém hơn. Đáng lưu ý hơn, sự lớn lên của thai nhi trong tử cung gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là tĩnh mạch đưa máu từ chi dưới trở về tim. May mắn thay, chứng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thai kỳ thường biến mất trong vòng ba đến sáu tháng sau sinh. Khả năng hồi phục sẽ kém hơn nếu phụ nữ mang thai nhiều lần.
Sự suy giảm estrogen và progesterone ở giai đoạn mãn kinh có thể làm suy yếu tĩnh mạch. Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần lưu ý rằng các liệu pháp hormone thay thế vốn thường được sử dụng để làm giảm tình trạng bốc hỏa và loãng xương cũng có thể làm tăng nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Do đó, cần tham vấn kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng. Thói quen đi dày cao gót, ngồi bắt chéo chân cũng khiến phụ nữ tăng nguy cơ suy tĩnh mạch.
Ngoài vấn đề giới tính, người thừa cân, béo phì, người làm công việc đòi hỏi phải ngồi hay đứng nhiều như nhân viên văn phòng, tiếp tân, bảo vệ, bác sĩ phẫu thuật và người ít vận động là những người có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống ít vận động.
Phù chân, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch
Giải thích về mối liên hệ này, bác sĩ Hoàng Kim Bình, Khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu Bệnh viện Bình Dân (TP HCM), cho biết người bị suy tĩnh mạch chi dưới khiến các van trong lòng tĩnh mạch không thể khép kín để đẩy máu về tim, dòng máu chảy ngược này làm tăng áp lực và kéo giãn thành tĩnh mạch khiến tình trạng máu chảy ngược dòng nặng thêm. Hậu quả dẫn tới tình trạng ứ máu ở chi dưới gây phù, nặng chân, vọp bẻ… thậm chí còn có nguy cơ tử vong do huyết khối gây thuyên tắc phổi. Suy tĩnh mạch rất thường gặp ở chân, xảy ra ở khoảng 10% – 35% người trưởng thành.
3 nhóm triệu chứng suy tĩnh mạch chân
Theo các chuyên gia, hầu hết người bệnh suy giãn tĩnh mạch thường chỉ đến bệnh viện khám khi gặp phải các cản trở trong sinh hoạt, thường với các nhóm triệu chứng chính sau:
Ứ trệ máu hạ chi:
Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân. Có khi có cảm giác tê, như có kiến bò vùng bàn chân.
Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm.
Sưng phù xung quanh hai mắt cá
Các triệu chứng thường nặng lên về chiều tối sau một ngày làm việc, hoặc sau khi đứng lâu; triệu chứng thuyên giảm vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê cao chân.
Dãn mao mạch và dãn các tĩnh mạch nông ở chân:
– Dãn thân tĩnh mạch chính
– Dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện
– Dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới
Loét da, da khó lành do loạn dưỡng
Người bệnh nhân thấy vùng da ở chân thay đổi sắc tố, da dễ bị chàm, loét da khó lành do tình trạng ứ máu lâu ngày gây nên rối loạn vận chuyển ô xy và dinh dưỡng cho các mô.
Các phương pháp chữa phù chân nặng chân
Tùy vào tình trạng mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau cho người bệnh. Chẳng hạn:
Điều trị nội khoa
Đầu tiên, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì cách chữa nặng chân, phù chân hiệu thích hợp nhất là sử dụng các sản phẩm có nguồn thảo dược để cải thiện các biểu hiện bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Điển hình như sản phẩm Hộ Mạch An, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược quý như:
- Nhân sâm: có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Hoàng kỳ: tác dụng làm tăng tính co và biên độ co mạch.
- Hòe hoa: giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
- Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sung. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
- Địa long: Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
- Xích thược: tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ. Hoạt chất Paeoniflorin giúp ức chế thần kinh, chống co thắt giảm đau và chống viêm.
- Đào nhân: ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
- Bạch thược: Hiệu quả tốt trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
- Xuyên khung: chứa thành phần hoá học Ligustrazin có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu trên hệ tim mạch.
- Hồng hoa: tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tác dụng của Hộ Mạch An giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch; hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay. Đặc biệt thích hợp sử dụng cho người bị suy giãn tĩnh mạch do thành mạch yếu; Người khí huyết ứ trệ, lưu thông máu kém gây đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.
Một khảo sát gần đây cho thấy, những người mới có biểu hiện đau nhức, tê, nặng chân tay do suy giãn tĩnh mạch, sử dụng Hộ Mạch An liều 6 viên/ngày sẽ thấy hiệu quả chỉ sau 1-2 tuần.
Ngoài ra, có một vài phương pháp khác không sử dụng thuốc như:
- Mang vớ áp lực: đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở, nhờ vậy làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
- Chích xơ: áp dụng cho các trường hợp dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.
Phẫu thuật
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các búi tĩnh mạch đã bị giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da…
Can thiệp nội mạch
Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để luồn vào lòng mạch máu, sử dụng năng lượng để gây đông tắc vùng tĩnh mạch bị suy giãn bằng sóng cao tần (RFA), laser hay sử dụng keo dán để làm xơ hóa, teo tĩnh mạch suy giãn và cuối cùng theo thời gian tĩnh mạch bị xơ sẽ biến mất: Đây là kỹ thuật mới thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Phương pháp này ít gây đau, người bệnh mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ. Đây là lựa chọn điều trị cho các trường hợp suy tĩnh mạch xuyên.
Phòng ngừa phù nặng chân do suy giãn tĩnh mạch
Để phòng tránh bệnh, bác sĩ Bình khuyến cáo mọi người cần tránh mặc quần áo bó vùng chân và hông, tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không ngồi bắt chéo chân tạo áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông máu.
Nên luyện tập thể dục để tăng lưu thông máu. Nếu đã có dấu hiệu suy tĩnh mạch, cần chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ. Hạn chế các môn thể thao có cử động mạnh dồn lực lên chân nhiều gây chấn động lên hệ tĩnh mạch như chạy, quần vợt, đá bóng…
Buổi tối khi nằm ngủ nên kê cao chân, tạo thuận lợi cho máu chảy về tim, tránh dồn ứ máu ở chân.