Phụ nữ thường gặp tình trạng chân nổi nhiều gân xanh

chân nổi gân xanh

Chân nổi nhiều gân xanh là tình trạng mà trên bề mặt da của chân xuất hiện nhiều tĩnh mạch màu xanh nổi lên, thường đi kèm với cảm giác đau nhức hoặc chuột rút ở bắp chân. Đây là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe của tĩnh mạch ở chân mà phụ nữ thường mắc phải.

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

Sau một thời gian sử dụng giày cao gót, quần bó sát và ít vận động, nhiều phụ nữ sẽ để ý thấy chân nổi nhiều gân xanh, rất rõ ở dưới da. Nhiều người chỉ quan tâm đến tác động thẩm mỹ mà không nhận ra rằng đó còn là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Có đến 1/3 người Việt Nam bị suy giãn tĩnh mạch

Chị Ngọc Linh, một nhân viên ngân hàng 36 tuổi đang làm việc tại Hà Nội, đã gần đây phát hiện bắp chân mình nổi lên những gân màu xanh chằng chịt, khiến chị cảm thấy ngại ngùng và không dám mặc váy đi làm. Ngoài ra, chị còn có triệu chứng căng thẳng, mỏi và phù nề quanh mắt cá chân.

Ban đầu, chị Linh nghĩ rằng những mạch máu nổi lên trên chân của mình chỉ là do mệt mỏi hoặc cơ thể gầy yếu, và hy vọng rằng chúng sẽ biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, những gân xanh trên chân của chị không hề mất đi và còn cảm thấy khó chịu hơn. Ngoài ra, chị còn thường xuyên bị mỏi chân, chân nặng, và phải nghỉ ngơi thường xuyên.

Sau khi khám, bác sĩ cho biết tôi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng của tôi chưa quá nặng, chỉ cần uống thuốc và được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, tôi lo lắng khi mặc váy, sợ ai đó nhìn thấy và cảm thấy khó chịu“, chị Linh tâm sự.

nữ giới chân nổi nhiều gân xanh
Chân nổi nhiều gân xanh (Ảnh minh họa)

Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, suy tĩnh mạch chân là một trong những bệnh phổ biến, ước tính có khoảng 1/3 dân số Việt Nam bị mắc. Tại bệnh viện, hàng tuần có hơn 30 bệnh nhân đến khám và được hỗ trợ điều trị, chủ yếu là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

Thạc sĩ Trung Anh cho biết bệnh thường liên quan đến nhiều yếu tố như tuổi (tần suất suy tĩnh mạch tăng dần theo tuổi), béo phì, di truyền, giới tính (phụ nữ mắc nhiều hơn nam) và công việc đòi hỏi đứng hoặc ngồi lâu càng tăng nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ cũng lưu ý rằng có khá nhiều bệnh nhân nhầm suy tĩnh mạch với bệnh loãng xương.

Ban đầu, người bệnh có thể thấy những vệt mạng nhện màu đỏ hoặc xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và có các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ (phải rung hoặc gác chân mới có cảm giác dễ chịu).

Nặng hơn nữa, chân sẽ bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nếu không được hỗ trợ điều trị, chân có thể bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi và dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng nổi gân xanh ở chân

Bệnh nhân cần lưu ý nếu phát hiện nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân, nên đi khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh suy tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng cơ thể hợp lý và bỏ thuốc lá. Tuyệt đối không nên ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở thêm, gây sưng to và đau nhức chân.

Đồng thời, bệnh nhân có thể sử dụng viên uống thảo dược chứa các thành phần thiên nhiên có tác dụng tăng sức bền thành tình mạch như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hòe hoa, Đương quy, Địa long, Xích thược, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa.

chữa suy tĩnh mạch chân

Hiện nay, những thảo dược này đã được bào chế thành viên uống Hộ Mạch An với cơ chế tác động chính vào hệ tĩnh mạch sâu của chi dưới giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch đồng thời tán huyết và ngừa huyết khối. Giúp giảm các triệu chứng đau mỏi chân, tê bì, phù chân nặng chân, vọp bẻ, tĩnh mạch nổi li ti dưới da. Với công thức toàn diện, Hộ Mạch An là giải pháp hiệu quả cho đôi chân nhẹ nhàng hơn.

Sản phẩm được khuyến cáo dùng cho các trường hợp:

  • Người bị tê nhức chân tay, nặng phù chân, bị chuột rút, mỏi chân do suy giãn mạch chân, suy giãn tĩnh mạc, giãn tĩnh mạch nhện ở chân, tắc nghẽn mạch máu chi.
  • Người có yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch máu như thường xuyên trong tư thế đứng lâu, ngồi lâu, hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, ít vận động, xơ vữa mạch máu.

Chỉ cần mỗi lần uống 3 viên Hộ Mạch An, ngày 2 lần là chị em phụ nữ không còn phải lo nổi gân xanh hay suy giãn tĩnh mạch chân để thỏa thích mặc những chiếc váy duyên dáng, điệu đà.

Theo techantay.com

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận