Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan là tình trạng rất nhiều người gặp phải do gan phải làm việc quá nhiều lại không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách. Chức năng gan bị suy giảm ảnh hưởng đến quá trình giải độc và ảnh hưởng đến sự vận hành của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Suy giảm chức năng gan là bệnh gì?

Suy giảm chức năng gan là một trạng thái khi gan bị tổn thương, không thể thực hiện đầy đủ các chức năng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến xơ gan hoặc viêm gan.

Suy gan được chia thành hai loại: suy gan cấp tính và suy gan mạn tính.

  • Suy gan cấp tính: Là trường hợp gan suy giảm chức năng nhanh, có thể ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc vài tuần. Hầu hết người bệnh không có bệnh gan hoặc gặp các biểu hiện bất thường về gan trước đó.
  • Suy gan mạn tính: Là trạng thái khi gan đã bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài. Những tổn thương này dần tích tụ theo thời gian khiến gan ngừng hoạt động.

Triệu chứng suy giảm chức năng gan

Biểu hiện của suy giảm chức năng gan giai đoạn đầu thường khó chẩn đoán vì các triệu chứng tương tự như các bệnh gan khác như sau:

  • Mệt mỏi, thường cảm thấy buồn ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay. Nguyên nhân là gan không đào thải được các độc tố ra ngoài gây ứ đọng và từ đó khiến hệ miễn dịch suy giảm. Da trở nên dễ kích ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Khi bệnh nặng hơn, có những biểu hiện sau:

  • Da và mắt bị ố vàng. Đây là biểu hiện phổ biến nhất ở những người bị suy giảm chức năng gan. Nguyên nhân là do bilirubin tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra, gây biến đổi sắc tố da và màu trắng của tròng mắt.
  • Bụng to, có dấu hiệu sưng, chướng bụng.
  • Mất cân nhanh chóng. Đây là giai đoạn suy giảm chức năng gan khiến gan không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Vì sao gan bị suy giảm chức năng?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của gan, trong đó có những nguyên nhân dẫn tới suy giảm chức năng gan cấp tính như:

  • Sử dụng thuốc quá liều, đặc biệt là Acetaminophen – một thành phần có trong thuốc giảm đau, nếu dùng quá liều sẽ gây suy giảm chức năng gan;
  • Sự tấn công của các loại virus viêm gan A, B và E, virus Epstein-Barr… cũng là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan cấp tính.
  • Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc sai công dụng hoặc liều lượng cũng có thể làm giảm chức năng gan.

Các nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan mạn tính bao gồm:

  • Uống rượu bia, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích trong thời gian dài;
  • Sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Thực phẩm hàng ngày chứa nhiều loại chất bảo quản, sau một thời gian dài sử dụng, các loại chất có hại sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Lối sống không khoa học: Thức khuya, làm việc gắng sức, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ đồ ăn chế biến sẵn, lười vận động…
  • Một số bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng gan như các bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, bệnh ung thư…

Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng gan là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Chức năng gan bị suy giảm khiến gan không thể thực hiện các chức năng chuyển hóa, thải độc, tạo mật và dự trữ. Các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận