- Tê chân tay khi đứng ngồi lâu
- Tại sao giãn tĩnh mạch gây ra biểu hiện tê chân tay
- Phương pháp chẩn đoán
- Chữa tê chân tay
- Chế độ sinh hoạt điều trị tê chân tay
Tê chân tay khi đứng ngồi lâu là biểu hiện dễ bắt gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân thường đến từ tư thế ngồi không đúng cách gây chèn ép mạch máu, khi máu không được lưu thông dẫn đến tê chân. Ngoài ra, nếu biểu hiện này kéo dài thì người bệnh cần cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch.
Tê chân tay khi đứng ngồi lâu
Cần phân biệt tê chân khi ngồi lâu do sinh lý và do bệnh lý. Thông thường nếu như tình trạng tê chân hết khi thay đổi tư thế thì nguyên nhân có thể là do tư thế ngồi không đúng. Ngược lại nếu như tình trang tê chân kéo dài hoặc cảm thấy ngứa ran ở lòng bàn chân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một trong các bệnh như suy tĩnh mạch, tiểu đường, thần kinh tọa…. Nhận diện cơn đau do bệnh lý thường tiến triển gần như toàn bộ chân, dưới đầu gối hoặc các khu vực khác nhau của bàn chân.
Bình thường các cơn tê chân xuất hiện ngắn đến mức chúng ta hầu như không chú ý đến chúng. Thời gian bị tê chân có thể kéo dài khoảng vài giây, triệu chứng phổ biến nhất đó là mất cảm giác ở bàn chân. Cơn tê có thể gây châm chích như kiến bò, bạn cũng có thể bị mất cảm giác chạm và khó khăn khi giữ thăng bằng cơ thể. Ngoài ra những triệu chứng khác kèm theo có thể là đau nhức chân, cảm giác kim châm, ngứa ran và tình trạng chân bị yếu.
Khi bạn có những biểu hiện tê ở chân kèm những biến chứng dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh:
- Tình trạng tê chân kéo dài trong thời gian dài.
- Tê chân xuất hiện kèm theo một số triệu chứng mãn tính khác.
- Chân tê mỏi, có sự thay đổi về màu sắc, nhiệt độ của chân và bàn chân.
- Bàn chân hoặc các đầu ngón chân có biểu hiện sưng tấy, phù nề.
- Hay quên, dễ nhầm lẫn, có thể bị chóng mặt.
- Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột.
- Tình trạng tê chân xảy ra sau chấn thương đầu hoặc cột sống.
- Đau đầu dữ dội, khó thở và co giật.
Tại sao giãn tĩnh mạch gây ra biểu hiện tê chân tay
Sau khi động mạch đã hoàn thành quá trình dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể, hệ thống tĩnh mạch sẽ có nhiệm vụ dẫn máu từ ngoại biên về lại tim. Quy chế này được lặp lại liên tục để giúp máu được tuần hoàn. Tĩnh mạch ở chân bơm máu về tim được là dựa vào các cơ bắp chân co thắt liên tục. Các van nhỏ trong tĩnh mạch có nhiệm vụ mở ra để bơm máu về tim và co lại để ngăn máu bị chảy ngược. Nếu không may van tĩnh mạch bị yếu hay bị thương tổn không thể co thắt linh hoạt, máu sẽ ứ đọng ở tĩnh mạch, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Các tĩnh mạch này bị tổn thương, sưng và giãn ra, khiến người bệnh có cảm giác nặng chân, nhức mỏi, tê bì, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về đêm…
Phương pháp chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch khi bị tê chân tay
Tê chân không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên cần loại trừ khả năng bạn đang có những biểu hiện bất thường kèm theo cho thấy đó là dấu hiệu bệnh lý. Ban đầu bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng và trình bày về bệnh sử, cũng như những căn bệnh có liên quan có thể di truyền từ gia đình. Tiếp theo bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm sau nếu như nghi ngờ khả năng tê chân do bệnh gây ra:
- Điện cơ để đo lường vận động của cơ bắp.
- Chụp công hưởng từ MRI.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
- Chụp X-quang.
Chữa tê chân tay bằng Hộ Mạch An
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì việc chữa tê chân tay bằng các viên uống nguồn gốc thảo dược là một trong những lựa chọn thích hợp nhất để cải thiện các biểu hiện bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Điển hình như sản phẩm Hộ Mạch An, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược quý như:
- Nhân sâm: có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Hoàng kỳ: tác dụng làm tăng tính co và biên độ co mạch.
- Hòe hoa: giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
- Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sung. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
- Địa long: Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
- Xích thược: tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ. Hoạt chất Paeoniflorin giúp ức chế thần kinh, chống co thắt giảm đau và chống viêm.
- Đào nhân: ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
- Bạch thược: Hiệu quả tốt trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
- Xuyên khung: chứa thành phần hoá học Ligustrazin có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu trên hệ tim mạch.
- Hồng hoa: tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tác dụng của Hộ Mạch An giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch; hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay. Đặc biệt thích hợp sử dụng cho người bị suy giãn tĩnh mạch do thành mạch yếu; Người khí huyết ứ trệ, lưu thông máu kém gây đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.
Một khảo sát gần đây cho thấy, những người mới có biểu hiện đau nhức, tê, nặng chân tay do suy giãn tĩnh mạch, sử dụng Hộ Mạch An liều 6 viên/ngày sẽ thấy hiệu quả chỉ sau 1-2 tuần.
Chế độ sinh hoạt để điều trị tê chân tay
Thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng các chi, cũng như hoạt động lưu thông máu dọc cơ thể. Do đó nếu người bệnh nhận thấy cơn tê chân ập đến thường xuyên khi làm việc, nên lưu ý thay đổi những thói quen lành mạnh sau:
Làm việc kết hợp nghỉ ngơi
Bạn nên hạn chế đứng lâu trong một tư thế, bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi sau khoảng 2 tiếng làm việc. Có thể thư giãn bằng cách đi lấy nước, hoặc đi vệ sinh, vận động co duỗi chân tay để máu huyết lưu thông, các dây thần kinh cũng được giải tỏa căng thẳng. Hãy đảm bảo bạn được ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ trưa, nếu thiếu ngủ sẽ làm cho tình trạng tê ở chân nặng nề hơn. Việc nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt sẽ giúp các cơ quan được thả lỏng và cân bằng lại.
Chọn những bộ trang phục phù hợp
Nếu như bạn phải ngồi hoặc đứng lâu làm việc, nên mặc những bộ trang phục thoải mái. Đồng thời giảm bớt các “phụ kiện” như dây nịt, quần lót, vớ,… để việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Việc mặc quần chật bó ngồi làm việc cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn ngồi lâu bị tê chân. Ngoài ra cũng nên hạn chế mang giày cao gót, giày kích cỡ nhỏ gây đau và tắc nghẽn máu đến các ngón chân.
Tăng cường luyện tập thể dục
Cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh xương khớp là luyện tập thể dục, thể thao. Rèn luyện thân thể và sự dẻo dai của đôi chân bằng các môn thể dục vừa sức như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe, thiền, aerobic, pilates,… sẽ giúp bạn thúc đẩy máu huyết đi đến các cơ quan, từ đó giúp làm căng giãn cơ bắp, giảm tê bì chi dưới. Trong thời gian làm việc bạn cũng có thể thực hiện các động tác phối hợp vận động cổ chân phối hợp, chạy tại chỗ,…
Bổ sung dinh dưỡng đủ chất
Trước tiên bạn cần đảm bảo mình có một nền tảng dinh dưỡng tốt để cơ thể không bị thiếu máu, từ đó mới có thể cung cấp đủ máu đến các chi. Những dưỡng chất bạn cần bổ sung là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B1 – B6 – B12 – D, canxi, magie, kali, sắt, acid folic, chúng thường có trong thịt tươi, cá biển, rau xanh, trái cây,… Ngoài ra cũng cần kieng tuyệt đối các loại chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá; không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh,….
Thăm khám – kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tê chân, tê tay là những biểu hiện thường gặp, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể chủ quan trước chúng. Bạn nên chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ thoái hóa xương khớp. Đặc biệt là với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp như người làm việc văn phòng, người thường xuyên lao động nặng, bệnh nhân tiểu đường,….
Tình trạng ngồi lâu bị tê chân có thể phát sinh từ những tắc nghẽn lành tính, hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu nhận thấy chân thường xuyên tê mỏi, kèm theo những triệu chứng bất thường được đề cập trong bài viết. Bạn cần thăm khám bác sĩ để nhận được hướng dẫn điều trị đúng hướng. Can thiệp sớm trước những bất thường sẽ phòng tránh được các biến chứng ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt.