Tiêm thuốc bổ não có tốt không?

Hiện nay, bên cạnh thuốc bổ não dạng uống còn có cả dạng tiêm. Nhìn chung, hai loại thuốc trên đều được sử dụng với mục đích chính là tăng cường tuần hoàn máu lên não, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh hoạt động. Tuy nhiên, thuốc tiêm bổ não giúp hoạt chất đi thẳng vào máu nên thường phát huy tác dụng nhanh chóng hơn so với thuốc uống.

Thuốc bổ não dạng tiêm là gì?

Thuốc bổ não dạng tiêm còn được gọi là thuốc hướng não. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong khoa thần kinh gồm: cerebrolysin, citicolin, choline alfoscerate, cinnarizin, vinpocetin, cavinton, piracetam, ginkgo biloba,…

Các nhà khoa học đã chia thuốc bổ não thành 3 nhóm gồm:

– Nhóm có tác dụng làm tăng việc sử dụng oxy của tế bào não như citicoline, piracetam, cerebrolysin,…

– Nhóm có tác dụng làm giãn các mạch máu não như cavinton, cinnarizin…

– Nhóm kết hợp cả hai nhóm trên như phezam gồm cinnarizin phối hợp với piracetam,

Tác dụng của thuốc tiêm bổ não

Việc tiêm thuốc bổ não sẽ giúp giãn tĩnh mạch máu và đưa lượng oxy lên não nhiều hơn. Từ đó kích thích tăng cường các hoạt động của não bộ. Đây là lý do nhiều người chọn tiêm thuốc bổ não, vì sau khi tiêm sẽ cảm thấy cả người hưng phấn, dễ chịu và đầu óc thoải mái hơn.

Tuy nhiên, việc tiêm thuốc bổ não quá nhiều lần sẽ dễ gây nên tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, khi tiêm thuốc bổ não thì người dùng còn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác như: Sưng, mẩn ngứa, nổi đỏ ngay tại vị trí tiêm, thậm chí là rối loạn tiêu hóa, ói mửa, dị ứng….

Thuốc bổ não dạng tiêm giúp tăng tuần hoàn não

5 lưu ý khi tiêm thuốc bổ não

Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc bổ não dạng tiêm mà bạn cần phải lưu ý:

– Chỉ tiêm sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

– Sử dụng đúng liều lượng theo quy định, không lạm dụng thuốc

– Không tự ý mua và tiêm trong bất kỳ trường hợp nào

– Sau khi tiêm nên nghỉ ngơi, không làm việc, đi lại hay điều khiển giao thông vì thuốc thường gây ra tác dụng phụ: run tay, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật…

– Một số đối tượng chống chỉ định với tiêm bổ não gồm: Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người suy thận nặng, suy gan, xuất huyết não…

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận